Bước 5: gửi mẫu bệnh phẩm đến các phòng xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm HPVDNA lần 2, PAP lần 2, mô bệnh học lần 1:

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HPV-DNA VÀ TẾ BÀO HỌC CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ 18 – 69 TUỔI NHIỄM HPV TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (FULL TEXT) (Trang 50 - 54)

HPV-DNA lần 2, PAP lần 2, mô bệnh học lần 1:

+ Xét nghiệm HPV-DNA và định type HPV: được thực hiện tại phòng xét nghiệm Sinh học phân tử - Bộ môn Sinh lý bệnh – miễn dịch, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tiến hành thực hiện kỹ thuật realtime-PCR (Polymerase chain reaction), sử dụng bộ KIT High Risk Typing Real-TM của hãng Sacace – Italy sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008& 13485:2004, đạt chuẩn: CE, IVD do công ty Việt Huy cung cấp để định tính (có nhiễm hay không nhiễm HPV) và xác định type

Tên

HPV (thông qua có hay không có sự xuất hiện tín hiệu huỳnh quang đặc hiệu cho 14 types của HPV thuộc nhóm type nguy cơ cao gồm các type HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68). Ghi nhận các kết quả như sau:

+ Âm tính: nếu tín hiệu huỳnh quang chỉ hiện diện kênh Cy5 (kênh màu Internal Contral).

+ Dương tính: nếu tín hiệu huỳnh quang hiện diện một hoặc kênh màu Fam, Joe/Hex, Rox và Cy5 tương ứng với 14 type HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68.

Cụ thể như sau:

+ Trên kênh FAM/ Green: phát hiện type HPV 16, 39, 33, 58.

+ Trên kênh JOE/ Yellow / HEX: phát hiện type HPV 31, 45, 35, 52. + Trên kênh ROX/ Orange: phát hiện type HPV 18, 59, 68, 66. + Trên kênh Cy5/ Red: phát hiện type HPV 56 và 51.

Bảng 2.1 Bảng phân tích kết quả HPV theo chương trình Microsoft ® Excel “HPV Genotype 14 Real-TM.xls (Nguồn: Sacace™ HPV Genotypes 14 Real-TM Quant)

Bảng 2.2 Bảng kết quả type HPV dựa vào 4 kênh màu (Nguồn: Sacace™ HPV Genotypes 14 Real-TM Quant)

- Xét nghiệm PAP: thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tiêu bản được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou. Kết quả được đọc bởi 01 bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh có kinh nghiệm, phân loại kết quả PAP theo hệ thống Bethesda 2014 bao gồm:

+ Không có tổn thương trong biểu mô hoặc ác tính: các thay đổi không tăng sinh và tế bào biến đổi do viêm.

+ Khác: tế bào nội mạc ở phụ nữ ≥ 45 tuổi

+ Bất thường tế bào biểu mô: gồm các thay đổi tế bào biểu mô lát và các thay đổi tế bào biểu mô tuyến.

Nhóm tế bào biểu mô thay đổi không điển hình bao gồm tế bào biểu mô lát không điển hình (ASC-US, ASC-H) và nhóm tế bào biểu mô tuyến thay đổi không điển hình (AGC).

Tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ thấp (LSIL) bao gồm loạn sản nhẹ/ CIN I; tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ cao (HSIL) bao gồm loạn sản trung bình và nặng, CIS, CIN II và CIN III; ung thư tế bào biểu mô lát, ung thư tế bào biểu mô tuyến; ung thư tuyến nội mạc tử cung.

Ghi nhận kết quả PAP bình thường gồm những trường hợp tế bào biểu mô bình thường hay tế bào biểu mô biến đổi do viêm nhiễm và kết quả bất thường gồm những trường hợp các thay đổi tế bào biểu mô lát và các thay đổi tế bào biểu mô tuyến. Nếu kết quả PAP bất thường sẽ ghi nhận kiểu hình bất thường.

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh: là xét nghiệm đánh giá tổn thương mô bệnh học tế bào biểu mô cổ tử cung trên mẫu mô sinh thiết cổ tử cung. Xét nghiệm được thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để đánh giá các tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung của nhóm nghiên cứu. Mẫu sinh thiết mô bệnh học cổ tử cung được phân loại theo Richard năm 1980 (WHO 1980) bao gồm:

+ Tế bào biểu mô bình thường

+ Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ I (CIN I) + Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II (CIN II) + Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ III (CIN III) + Ung thư biểu mô lát xâm lấn

+ Ung thư biểu mô tuyến

+ Ung thư biểu mô không biệt hóa. - Bước 6: Ghi nhận kết quả

Ghi nhận kết quả xét nghiệm từ các phòng xét nghiệm. Sau đó, đối chiếu so sánh với kết quả xét nghiệm năm 2013 để tính ra tỷ lệ biến đổi của từng loại xét nghiệm HPV-DNA, PAP, VIA theo chiều hướng tốt và chiều hướng xấu hoặc là không có sự biến đổi.

Những trường hợp có kết quả bất thường sẽ được tư vấn điều trị cụ thể, và hướng dẫn đến bệnh viện chuyên khoa theo dõi điều trị nếu có chỉ định:

+ Những trường hợp phụ nữ có kết quả HPV dương tính, VIA dương tính, PAP bất thường từ ASC-US đến HSIL, CIN I đến CIN II: tư vấn về cách nâng cao sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, đời sống tình dục lành mạnh, khám và điều trị bệnh phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc khi có triệu chứng bất thường.

+ Những trường hợp phụ nữ có kết quả PAP ung thư cổ tử cung hoặc mô bệnh học từ CIN III trở lên sẽ được hướng dẫn đến bệnh viện ung bướu thành phố Cần Thơ hoặc Bệnh viện Từ Dũ điều trị.

Chọn ngẫu nghiên 5 mẫu bệnh phẩm cho mỗi loại xét nghiệm PAP, HPV- DNA và giải phẫu bệnh, gửi kiểm chứng tại các khoa xét nghiệm tương ứng của Bệnh viện Chợ Rẫy để so sánh, đánh giá độ chính xác, tin cậy của các kết quả xét nghiệm. Kết quả kiểm chứng cho thấy kết quả xét nghiệm PAP, HPV-DNA, MBH ở 2 nơi có độ tương đồng khá cao. Điều này cho thấy, các kết quả số liệu thu thập trong nghiên cứu của chúng tôi là chính xác và đáng tin cậy.

@ Năm 2020:

- Bước 8: tiến hành các bước thu thập số liệu như ở năm 2018 bằng bộ câu hỏi soạn sẵn (phụ lục 3).

- Bước 9: tổng hợp các thông tin và số liệu thu thập được từ các bộ câu hỏi 1, 2, 3 vàcác kết quả xét nghiệm ở các thời điểm 2013, 2018 và 2020 để xác định sự biến đổi

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HPV-DNA VÀ TẾ BÀO HỌC CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ 18 – 69 TUỔI NHIỄM HPV TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (FULL TEXT) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w