Định giá câu hỏi theo tiếp cận chuỗi tiến (forward chaining)

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 72 - 74)

- Các khái niệm về Lịch biểu trong giao dịch phân tán (Schedule)

P: READ A; A:= A+ 1; WRIT EA

3.4.2.1. Định giá câu hỏi theo tiếp cận chuỗi tiến (forward chaining)

Đây là một thủ tục ngây thơ (the nive procedure) cho việc định giá câu hỏi. Theo cách tiếp cận này, thủ tục định giá câu hỏi bắt đầu từ những sự kiện cơ sở và áp dụng tất cả các luật suy diễn để tìm các sự kiện mới cho đến khi không thể suy ra thêm sự kiện mới nào. Sau đó câu hỏi sẽđược định giá bằng cách so khớp với toàn bộ tập sự kiện cơ sở và sự kiện dẫn xuất.

Thủ tục này gồm hai bước:

- Bước 1: Tính mọi sự kiện là hệ quả logic của các quy tắc suy diễn để mở rộng tập sự kiện. Điều này được thực hiện nhờ việc áp dụng các luật suy diễn trên tập EDB cho đến khi không còn sự kiện mới nào được sinh ra. Gọi tập sự kiện mở rộng là EDB’.

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 72 - Bước 2: Tìm câu trả lời từ việc so khớp câu hỏi Q với tập sự kiện mở rộng EDB’ vì tập này chứa tất cảcác thông tin được suy ra từ CSDL.

Thí dụ 4.11. Định giá câu hỏi Q trên CSDL “Gia tộc” theo cách tiếp cận chuỗi tiến: Q: ? Bà (x, Mai)

Bước 1: Mọi thông tin được suy ra từ CSDL_Gia tộc được tính bởi các phép lặp sau:

Lặp 0: Mọi sự kiện cơ sởđưa vào EDB’, có EDB’ = EDB. Chú ý rằng tập EDB’ luôn thay đổi sau mỗi lần lặp dưới đây.

Lặp 1: Áp dụng luật R1 cho EDB’, thu được các sự kiện mới và thêm vào EDB’: - Cha_mẹ(An, Dương)

- Cha_mẹ (An, Mai) - Cha_mẹ (Giáp, An) - Cha_mẹ (Giáp, Hồng)

Lặp 2: Áp dụng luật R2 cho EDB’(mới), thu được các sự kiện mới và thêm vào EDB’:

- Cha_mẹ (Xuân, An) - Cha_mẹ (Xuân, Hồng) - Cha_mẹ (Hồng, Giang) - Cha_mẹ (Giang, Minh)

Lặp 3: Áp dụng luật R3 cho EDB’ (mới), thu được các sự kiện mới và thêm vào EDB’:

- Bà (Xuân, Dương) - Bà (Xuân, Giang) - Bà (Xuân, Mai) - Bà (Hồng, Minh)

Lặp 4: Áp dụng lại các luật R1, R2, R3 cho EDB’ (mới), không có sự kiện mới nào được suy ra. Bước 1 kết thúc.

Như vậy sau bước 1, ta được EDB’ gồm 20 sự kiện: 8 sự kiện cơ sở trong EDB và 12 sự kiện dẫn suất trong các lần lặp (1), (2), (3) như trên.

Bước 2: So khớp câu hỏi Q trên tập EDB’ gồm tất cả các sự kiện cơ sở và dẫn xuất, đó là các thông tin có được từ CSDL. Vì Bà (Xuân, Mai) là một sự kiện trong tập này cho nên câu trả lời là: x = ‘Xuân’. Có nghĩa: Xuân là bà duy nhất của Mai được biết bời CSDL_gia tộc.

Nếu với câu hỏi: Q: ? Bà (Xuân, y) thì bước 1 cũng thực hiện như trên, ở bước 2, so khớp câu hỏi với EDB’, ta sẽ có 3 sự kiện thỏa câu hỏi này:

- Bà (Xuân, Dương) - Bà (Xuân, Giang) - Bà (Xuân, Mai)

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 73 Nhận xét: Thủ tục định giá câu hỏi theo tiếp cận chuỗi tiến có ưu điểm chính là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm:

- Nó suy ra nhiều hệ quảkhông liên quan đến câu hỏi. Chẳng hạn trong thí dụ trên, thủ tục suy dẫn ra nhiều sự kiện không cần thiết: Cha_mẹ (Giang, Minh), Cha_mẹ (Hồng, Giang), Cha_mẹ (Giáp, An), Bà (Xuân, Giang)... mà lẽ ra chỉ cần những sự kiện liên quan đến cha mẹ của Mai là đủ.

- Thứ tự thực hiện các luật có thể ảnh hưởng đến hiệu quảđịnh giá câu hỏi, tức là chi phí tính toán phụ thuộc vào thứ tự áp dụng các luật. Chẳng hạn, trong thí dụ trên, nếu ta áp dụng luật R3 trước tiên (ở lần lặp 1) thì sẽkhông suy ra được kết quảnào, sau đó sau khi thực hiện R1, lại phải áp dụng R3 một lần nữa. Rõ ràng là chi phí tính toán sẽcao hơn thứ tựđã thực hiện trước.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 72 - 74)