Tìm khóa mờ của một quan hệ mờ

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 145 - 146)

- Mở rộng miền trị thuộc tính

R H LD H 1 0,9 0,

6.6.3. Tìm khóa mờ của một quan hệ mờ

Cũng giống như trong CSDL quan hệ kinh điển, việc tìm các khóa mờ của một lược đồ quan hệ dựa trên việc tính bao đóng của một tập thuộc tính và dựa vào định nghĩa khóa mờ.

Có nhiều thuật toán để tìm khóa mờ, dựa trên việc tính các bao đóng mờ, ởđây chúng ta chỉđưa ra phương pháp chung, mà không đưa ra các thuật toán cụ thể, tuy nhiên, với các phương pháp này, có thể dễ dàng phát triển thành các thuật toán hiệu quảđể tìm khóa mờ.

Phương pháp chung để tìm khóa mờ của quan hệ r trên lược đồ quan hệ R với tập thuộc tính U:

Với một tập thuộc tính X  U, tính bao đóng của X, nếu X+() = U, thì X là một siêu khóa mờ của R với độ mạnh .

Nếu có X U không phải là phụ thuộc hàm mờ một phần thì X là một khóa mờ với độ mạnh .

Thí dụ 7.9. Cho lược đồ quan hệ R trên tập thuộc tính U = {A, B, C, D, E}, tập phụ thuộc hàm mờ F = {A0,6 B, B0,7 A, AC0,8 DE, DE0,9 C }

Ta có thểtìm được các khóa mờ sau:

K1 = AC với độ mạnh 0,6, K2 = BC với độ mạnh 0,7, K3 = ADE(0,6), K4 = BDE(0,7).

Sinh viên tự kiểm tra lại quá trình tìm các khóa trên, dựa trên việc tính các bao đóng mờ Trong thí dụ 7.8, dễ thấy A là một khóa mờ với độ mạnh 0,7.

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 145

6.7. CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU MỜ.

Trước hết, ta định nghĩa khái niệm thuộc tính khóa mờ và thuộc tính không khóa mờ.

Định nghĩa 7.7: Cho một lược đồ quan hệ R, với tập thuộc tính U và một tập các khóa mờ K của R. Thuộc tính A U được gọi là một thuộc tính khóa mờ nếu và chỉ nếu AKi với Ki là một khóa thuộc K.

Những thuộc tính mà không phải là thuộc tính khóa mờ (không xuất hiện trong bất kỳ một khóa mờnào) được gọi là thuộc tính không khóa mờ.

Từđây trởđi, thay vì gọi thuộc tính khóa mờ, thuộc tính không khóa mờ ta gọi đơn giản là thuộc tính khóa và thuộc tính không khóa, nếu không gây nhầm lẫn.

Một thuộc tính là một thuộc tính khóa, nó sẽ là một phần của ít nhất một trong những khóa dự tuyển mờ của quan hệ. Tương tựnhư vậy, một thuộc tính là một thuộc tính không khóa, nó sẽ không xuất hiện trong bất kỳ một khóa dự tuyển mờ nào của quan hệ. Trong thí dụ 7.8. thuộc tính A là một thuộc tính khóa với độ mạnh 0.7, các thuộc tính còn lại là thuộc tính không khóa.

Với thí dụ 7.9, tất cả các thuộc tính trong U đều là thuộc tính khóa.

Khi thiết kế một CSDL, thì phải thiết kếcác lược đồ quan hệ đạt đến một tiêu chuẩn nào đó. Việc chuẩn hóa các lược đồ quan hệ mờ nhằm làm cho việc cập nhật dữ liệu không gây ra những dị thường như làm mất hoặc dư thừa thông tin, phá vỡ các ràng buộc toàn vẹn... Cũng tương tựnhư với CSDL quan hệkinh điển, người ta cũng phân lớp CSDL quan hệ mờ thành các dạng chuẩn, ở giáo trình này chúng ta chỉ xem xét các dạng chuẩn mờ 1NF, 2NF và 3NF. Những dạng chuẩn cao hơn bạn đọc có thể tìm hiểu trong các tài liệu tham khảo.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 145 - 146)