- Mở rộng miền trị thuộc tính
R H LD H 1 0,9 0,
6.7.2. Dạng chuẩn mờ thứ hai (fuzzy 2NF F2NF)
Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 146
Định nghĩa 7.9 (dạng chuẩn mờ thứ hai): Với F là một tập các FFD trên lược đồ quan hệ R, K là một khóa mờ bất kỳ của R với độ mạnh . R được gọi là thuộc dạng chuẩn mờ 2NF nếu và chỉ nếu không có thuộc tính không khóa nào là phụ thuộc hàm mờ một phần vào khóa K.
Thí dụ 7.11. Cho lược đồ quan hệ R(A, B, C, D), với tập phụ thuộc hàm mờ:
F = {A0,7 B, A0,9 CD}.
Dễ thấy lược đồ này có duy nhất A là khóa mờ của R với độ mạnh 0,7. Vì không có thuộc tính không khóa nào của R là phụ thuộc hàm mờ một phần vào khóa mờ của R là A nên R thuộc dạng chuẩn mờ 2NF.
- Kiểm tra dạng chuẩn mờ thứ hai
Định nghĩa dạng chuẩn mờ2NF đã bao gồm việc kiểm tra FFD một phần cho những thuộc tính không khóa vào khóa mờ của lược đồ quan hệ R. Chúng ta sẽ kiểm tra phụ thuộc hàm mờ một phần dựa trên thực tế rằng: “Nếu một tập con thực sự của vế trái một FFD nào đó quyết định vế phải theo một độ mạnh hơn hoặc bằng độ mạnh của FFD đó, thì FFD là phụ thuộc hàm một phần”. Muốn biết một quan hệcho trước có ở dạng chuẩn mờ 2NF hay không thì toàn bộ những thuộc tính không khóa của quan hệ sẽ được kiểm tra để biết xem liệu chúng có phụ thuộc hàm một phần vào một khóa mờ nào của quan hệ không.
Chú ý 7.3.2: Nếu vế trái của FFD chứa một thuộc tính đơn, phép kiểm tra không cần thiết phải áp dụng, FFD không phải là phụ thuộc hàm mờ một phần.
Thí dụ 7.12. Xét lược đồ quan hệ R = {A, B, C, D} và tập các phụ thuộc hàm mờ là: F = { AB0,8 D, A0,9 C }. Dễ thấy AB là khóa mờ của R với độ majnh 0.8.
Vì thuộc tính không khóa C là phụ thuộc hàm mờ một phần vào khóa mờ của R là AB nên R không thuộc dạng chuẩn mờ 2NF.
- Phân tách lược đồ quan hệ về dạng chuẩn mờ 2NF
Định nghĩa 7.10 (khóa mờ một phần): Giả sử X là một khóa mờ của lược đồ quan hệ R. Nếu có FDD: X Y là một phụ thuộc hàm mờ một phần, khi đó X được gọi là khóa mờ một phần.
Nếu một lược đồ quan hệ không ở dạng chuẩn mờ 2NF, nó có thể được chuẩn hóa thành tập những quan hệở dạng chuẩn mờ2NF, theo các bước sau:
(i) Nếu quan hệ đang xét không ở chuẩn 2NF, tìm những khóa mờ một phần và những thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm một phần vào chúng.
(ii) Phân tách và khởi tạo một quan hệ mới cho mỗi khóa mờ một phần cùng với những thuộc tính phụ thuộc vào chúng.
(iii) Loại những thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm một phần vào bất kỳ một khóa mờ nào của quan hệ ra khỏi quan hệban đầu và tạo một quan hệ mới với những thuộc tính còn lại.
Thí dụ 7.13. Xét lược đồ quan hệ R = {A, B, C, D}, tập FFD: F = { AB0,8 D, A0,9 C}. Dễ thấy AB là khóa mờ một phần, vậy R không thuộc dạng chuẩn 2NF,
Áp dụng các bước trên, phân tách R được thành hai lược đồ quan hệ ở dạng chuẩn mờ 2NF:
R1 = {A, C} với A là khóa mờ của R1 với độ mạnh 0,9 R2 = {A, B, D} với AB là khóa mờ của R2 với độ mạnh 0,8
Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 147
Người ta chứng minh được phép phân tách R tách thành R1 và R2 là một phép kết nối không mất thông tin, tức là khi kết nối các quan hệ trên các lược đồ con lại, ta nhận được quan hệứng với lược đồban đầu. [1]