Kết xuất một cấu trúc

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 109 - 112)

- Các khái niệm về Lịch biểu trong giao dịch phân tán (Schedule)

6. Kết xuất một cấu trúc

Mô hình dữ liệu hướng đối tượng cho phép sử dụng các đối tượng có cấu trúc tập, danh sách và bộ để thiết lập các đối tượng phức từ các đối tượng đơn. Ngôn ngữ truy vấn OQL cho phép thiết lập các giá trị phức trong kết quả trả về của một truy vấn bằng việc dùng các phép toán thiết lập kiểu đối tượng phức ở mệnh đề selectvới cú pháp:

<Truy vấn>::= struct ([<Định danh>:<Truy vấn> [, <Định danh>:<Truy vấn> ] *] )

|set | bag | list | array ( [ <Truy vấn> [,<Truy vấn>]*] )

Thí dụ 7.11.

select tuple(masv : s.masv, hoten : s.hoten, Cnghe_Shoc: select c

from s.KhoaHoc as c

where c.DaiHoc.ten_nganh = ‘Sinh hoc’)

from SVChuaTN as s where s.dtb > 3

5.4. HỆ QUẢN TRỊ CSDL HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG (OODBMS)

5.4.1. Giới thiệu về các hệ quản trịCSDL hướng đối tượng

Trong thập kỷ qua, các hệ quản trịCSDL hướng đối tượng (ODBMS) đã phát triển rất mạnh mẽ, nhiều hệ thống đã trở thành sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Bảng 1 dưới đây liệt kê một số sản phẩm của OODBMS [18]. Xu thế chung là những sản phẩm của những hãng lớn, đã thành công sẽ thống trị thịtrường OODBMSs giống như đối với RDBMSs.

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 109

Để hiểu sâu hơn về những hệ thống OODBMS, chúng ta hãy chọn bốn hệOODBMS để so sánh. Trong bảng 5.2, ta thấy hầu hết những sảm phẩm này đều hỗ trợ những khái niệm cơ bản của hướng đối tượng, như kiểu dữ liệu trừu tượng (định danh đối tượng, lớp và đối tượng thể hiện), cấu trúc phân cấp lớp và kế thừa cũng như các khảnăng đặc trưng của CSDL như phiên bản dữ liệu, tái tạo và lập bản sao dữ liệu, ….

Bng 5.2:So sánh một số hệ OODBMS

Tuy nhiên, không phải tất cả những hệ thống này đều hỗ trợ ODL hoặc OQL, mặc dù chúng đều hỗ trợ các ràng buộc ngôn ngữODMG C++ và Smalltalk. Nghĩa là không có một hệ thống nào

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 110

hỗ trợ được tất cả các đặc tả chi tiết đã được định nghĩa trong chuẩn ODMG 3.0 hoặc những chuẩn khác của OODB. Hơn nữa, chúng ta thấy Objectstore chiếm phần lớn nhất của thịtrường (29%, 1997; 40%, 1999), trong khi Objectivity hỗ trợ hầu hết các chuẩn nêu trên với các tính năng khá mạnh thì lại chiếm ít hơn (9% trên thịtrường).

5.4.2. Ưu điểm của các hệ OODBMS

Hệ quản trịCSDL hướng đối tượng có những lợi thế sau:

 OODBMS có thể xửlý được những sưu tập dữ liệu lớn, phức tạp được định nghĩa bởi người sử dụng và cho phép bổ sung các kiểu dữ liệu mới dựa vào những kiểu dữ liệu đã được định nghĩa trước. Như vậy, những kiểu dữ liệu như hợp thành, tham chiếu, tập hợp, … có thểdùng để hỗ trợ truy cập vào những dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video, …

 Thuận tiện cho việc thiết kế và sự phát triển phần mềm ứng dụng, có thể giảm thiểu được việc viết mã chương trình ở nhiều khâu. OODBMS giúp cho việc thiết kế CSDL và thao tác đơn giản hơn, bởi vì nó không cần biết những kiểu dữ liệu trừu tượng được định nghĩa bởi người sử dụng ADT (user- defined abstract data types) làm việc như thế nào.

 Hiệu năng của hệ thống được cải tiến đáng kể. OODBMS làm việc rất hiệu quả với những dữ liệu phức tạp. Nếu chúng ta sử dụng hệ quản trị quan hệ RDBMS và ta cần phải thay đổi cấu trúc của một đối tượng dữ liệu trong CSDL thì thường ta phải thực hiện nhiều câu truy vấn. Mỗi câu truy vấn này phải chịu các phí tổn nhất định và dẫn tới kém hiệu quả. CSDL đối tượng sẽ khắc phục được nhược điểm trên bằng cách thông qua định danh OID- để hệ thống tìm kiếm những thông tin cần thiết một cách hiệu quả nhất.

Kết luận

CSDL hướng đối tượng OODB (bao gồm các chuẩn OODB, mô hình OODB, truy vấn OODB, và quản trị OODBMS) đã được phát triển từ những năm 1980. Các ý tưởng về công nghệ và mô hình lõi của CSDL hướng đối tượng có tầm quan trọng trong nghiên cứu và triển khai các ứng dụng CSDL hướng đối tượng. Những chuẩn nổi tiếng như ODMG, OMG, …, đã được đề xuất để

cải tiến những hệ quản trị CSDL hướng đối tượng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thống trị được thị

trường các hệ quản trị CSDL hiện nay hoặc trong tương lai gần, bởi vì một số nguyên nhân thực tế. Hiện tại, cái mà chúng ta dễ nhận thấy là có sự kết hợp của các hệ quản trị CSDL hướng đối tượng với CSDL quan hệ truyền thống, đó là những hệ quản trị CSDL quan hệ - đối tượng ORDBMS. Xu thế chính là kết hợp các hệ thống quản trị CSDL quan hệ với hệ thống quản trị CSDL đối tượng và sử dụng SQL để quản lý những dữ liệu truyền thống và sử dụng hệ thống quản trị CSDL hướng đối tượng để quản lý những dữ liệu dữ liệu hướng đối tượng, phức hợp.

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 111

Chương 6

CÁC MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU MỜ6.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU VỚI THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 109 - 112)