Mô hình CSDL mờ dựa trên quan hệ tương tự

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 133 - 134)

- Mở rộng miền trị thuộc tính

R H LD H 1 0,9 0,

6.4.3. Mô hình CSDL mờ dựa trên quan hệ tương tự

Mô hình này được Buckles và Petry đề xuất năm 1982, nhằm mở rộng mô hình CSDL quan hệ theo hướng mở rộng miền trị thuộc tính, để cho phép biểu diễn những dữ liệu không chính xác.

Xét lược đồ quan hệ R xác định trên tập thuộc tính U ={A1, A2,…, An}, với miền trị của thuộc tính Ai là Di. Trên mỗi miền trị Di được xác định một quan hệtương tự SDi để làm cơ sở đánh giá độ “tương tự nhau” giữa các giá trị trong cùng một miền trị. Trong mô hình dựa trên quan hệtương tự, giá trị của mỗi bộ tại một thuộc tính Ai có thểlà đa trị (một tập con các giá trị của miền trị Di) nhưng có một ràng buộc là các giá trị của mỗi bộ tại một thuộc tính Ai đòi hỏi phải “đủtương tựnhau” theo quan hệtương tự trên miền trị Di, hay nói cách khác là độtương tự của hai giá trị bất kỳ của mỗi bộ tại một thuộc tính không nhỏhơn một ngưỡng cho trước, ít nhất là phải lớn hơn 0. Với mô hình này, các quan hệ mờ đã được mở rộng miền trị của các thuộc tính, theo đó, mỗi miền trị của thuộc tính Ai là một tập con của tập Di. Như vậy, mỗi quan hệ mờ của mô hình CSDL quan hệ mở rộng theo hướng này là một một tập con mờ của tích Đề các các tập lũy thừa của Di:

R  2D1  2D2 … 2Dn

Như vậy, mỗi bộ của quan hệ mờ trong mô hình dựa trên quan hệ tương tự có dạng:

t = (p1, p2, …, pi, …, pn)

với pi  Di, trong đó Di là miền trị của thuộc tính Ai, trên mỗi Di có một quan hệtương tự SDi Như vậy, với mô hình CSDL quan hệ mờ dựa trên quan hệ tương tự thì mỗi giá trị t[Ai] của bột trên thuộc tính Ai là một tập con của Di.

Bài giảng “Cơ sở dữ liệu nâng cao” | nvdinh@vnua.edu.vn 133 Thí dụ 6.17. Giả sử ta có quan hệ mờS trên miền trị COLOR = {Blue, Green, Red}, quan hệnày đã được chứng minh là quan hệtương tự trong thí dụ 6.10.

- Quan hệ: COLOR(Blue, Green, Red).

Bảng 6.9. Quan hệtương tự S trên miền trị COLOR

S B G R

Blue (B) 1 0,7 0 Green (G) 0,7 1 0 Red (R) 0 0 1

Ta có thể xây dựng quan hệ mờ về CAR (xe), với các thuộc tính TYPE (kiểu xe), COLOR (màu sắc) và PRICE (giá), dựa trên quan hệtương tự của miền trị COLOR.

- Quan hệ: CAR(TYPE, COLOR, PRICE)

Bảng 6.10. Quan hệ mờ CAR (TYPE, COLOR, PRICE)

STT TYPE (Kiểu) COLOR (Màu sắc) PRICE (Giá) t1 {Xe thể thao} {Blue, Green} {rất cao} t2 {Xe con} {Red} {vừa phải} t3 {Xe thể thao} {Red} {cao } t4 {Xe con} {Blue} {cao } t5 {Xe con} {Green} {tương đối }

Trong quan hệ này, chỉ có một miền trị của thuộc tính COLOR được mở rộng thực sự: COLOR = {{Blue, Green}, {Red}, {Blue}}. Tuy nhiên, tất cả các giá trịđơn của các thuộc tính đều được hiểu là một tập con của mỗi miền trị, chẳng hạn {Red}, {Blue}, {Green} đều là các tập con của COLOR, còn các tập một phần tử {rất cao}, {cao}… cũng được hiểu là các tập con của PRICE.

Ngoài ba mô hình trên còn có hai mô hình nữa là cách tiếp cận mở rộng lý thuyết khảnăng và cách tiếp cận phối hợp tất cả 3 cách trên cũng được một số tác giả nghiên cứu như Kerre (1988), Chen (1991), những mô hình này bạn đọc có thể tìm hiểu trong các tài liệu [1, 3].

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)