D. Em bị ốm không thể đến lớp được.
Câu 2. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
“Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.”
(Nguyễn Ái Quốc) A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. D. Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 3. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?
Thị liếc nhìn tôi, rồi chợt kháy: “Thế còn ông, bao giờ ông in thơ…cho mẹ con tôi thơm lây!”
( Theo Báo Vietnamnet) A. Tỏ ý bực tức. C. Tỏ ý hài hước. B. Tỏ ý thông cảm. D. Tỏ ý mỉa mai.
Câu 4. Có thể thay dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau bằng dấu câu nào?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
(Hoài Thanh) A. Dấu chấm than. C. Dấu gạch ngang. B. Dấu chấm. D. Dấu chấm lửng.
Câu 5. Hãy cho biết công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong ngữ liệu
sau ?
Nội dung họp phụ huynh: - Tổng kết năm học
- Công bố danh sách lớp - Phát phần thưởng
- Kế hoạch nghỉ hè và ôn tập hè
A. Đánh dấu lời thoại nhân vật. C. Dùng để liệt kê.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp. D. Nối các vế trong câu ghép.
Câu 6. Trong các tình huống sau, tình huống nào người viết không phải viết
văn bản hành chính?
A. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, em cần phải cho mọi người biết sự
kiện ấy.
B. Thầy hiệu trưởng hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em
trong tháng qua.