Thông hiểu ( 09 câu) Câu 1 ( 2 điểm)

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 33 - 35)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Giấy đề nghị

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Văn Lang

Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Thời khóa biểu của nhà trường vào thứ năm (ngày 20 tháng 2 năm 2020), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam khi đi học đã bị xe một bạn khác đâm vào, xe bị gãy, rất may bạn chỉ bị thương nhẹ, giờ vẫn phải nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều thứ sáu (ngày 21 tháng 02 năm 2020) để lớp có thể tới tham và động viên bạn Nam được kịp thời.

Thay mặt lớp 7A Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên)

a. Văn bản trên nhằm mục đích gì? b. Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản?

Câu 2. (2 điểm)

Xác định dấu câu và công dụng của dấu câu đã học (SGK Ngữ văn 7- Tập II) trong các phần in đậm sau:

a. Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để

giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ... đã tạo ra loại bút bi sử dụng

mực in báo khô rất nhanh.

b. Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ta; ôm ấp, chở che ta khôn lớn;

là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ

chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau:

“ Bà già chưa bao giờ được ăn ngon, không thể quan niệm rằng người ta có thể ăn ngon; chưa bao giờ được nghỉ ngơi, không thể tin rằng người ta có quyền được nghỉ ngơi; chưa bao giờ được vui vẻ yêu đương, không bằng lòng cho kẻ khác yêu đương là vui vẻ.”

(Nam Cao)

Câu 4. (2,0 điểm) Sắp xếp lại các mục theo đúng trình tự của một văn bản báo cáo:

1. Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Phụ đề: Về việc.... 3. Lí do, diễn biến, kết quả

4. Nơi gửi: Kính gửi.... đồng kính gửi... 5. Địa danh và ngày, tháng, năm viết báo cáo 6. Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ...

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm biện pháp chơi chữ trong các câu sau và cho biết chúng

thuộc lối chơi chữ nào?

a. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. b. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già.

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

( Ca dao)

Câu 6 (1,0 điểm). Hãy chỉ ra biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây:

a. Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phối, ho không còn khóc được nữa. ( Nam Cao)

b. Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. ( Thạch Lam)

Câu 7 (2,0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn

thơ sau?

“Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”

(Thép Mới)

Câu 8 (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc đường lên Điện Biên Đường cách mạng dài theo kháng chiến.” (Tố Hữu)

Câu 9 (2,0 điểm) Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn

sau:

“Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.” (Theo Trường Chinh)

* Phần Đọc-hiểu (03 câu)

Câu 1 ( 3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.”

( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở ba dòng thơ cuối ?

c. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn ( 5 - 7 câu) biểu cảm về một kỷ niệm

tuổi thơ mà em nhớ mãi.

Câu 2 (4,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Tự nhiên như thế : ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu

của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Ngữ văn 7- tập I)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn sử dụng

phương thức biểu đạt nào?

b. Em hãy tìm và nêu tác dụng của phép điệp ngữ, phép liệt kê được sử dụng

trong câu văn:

“Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng

thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

c.Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) nêu cảm xúc của em mỗi khi Tết đến xuân về. Câu 3 (3,0 điểm):

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi :

“Cháu chiến đâu hôm nay …..…”

a. Viết tiếp năm câu thơ để hoàn thành khổ cuối bài thơ?b. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

c. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?d.Tìm và nêu tác dụng phép điệp ngữ sử dụng trong đoạn thơ? d.Tìm và nêu tác dụng phép điệp ngữ sử dụng trong đoạn thơ?

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 33 - 35)