C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội D Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
PHẦN II TỰ LUẬN 1 Câu hỏi vận dụng
1. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. (3 điểm): Tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và cho biết thành
phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục các thành phần bị rút gọn đó. a) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
(Nguyên Hồng) b) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng […].
(Lí Lan) c) Những ai ngồi đấy?
- Ông Lí cựu với ông Chánh hội.
(Ngô Tất Tố)
Câu 2. (2 điểm): Chỉ ra những câu đặc biệt trong những trường hợp sau. Nêu tác
dụng của những câu đặc biệt đó.
a. Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. (Thép Mới) b. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân.
(Duy Khán) c. “Trời ơi!”. Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
(Khánh Hoài) d. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.
(Thế Lữ)
Câu 3. (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung khái quát của nhóm câu tục ngữ
sau:
- Đom đóm bay ra trồng cà trồng đỗ - Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. - Tháng hai trồng đỗ, tháng ba trồng cà.
Câu 4. (3 điểm): Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ minh
họa.
Câu 5. (2 điểm): Em hãy tìm ra câu rút gọn trong các đoạn văn sau? Cho biết
thành phần được rút gọn? a. - Bạn đi chơi với tớ đi?
- Chưa chắc đâu. Để tớ xin phép bố mẹ tớ đã. b. Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong!
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1- NXB Giáo dục)
Câu 6. (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn thơ sau?
“Mai sau Mai sau Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”…
(Nguyễn Duy)
Câu 7. (3 điểm): Nêu hiểu biết của em về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày
nên kim”.
Câu 8. (2 điểm):
Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các ví dụ sau:
a. Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
(Trần Cư) b. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
Câu 9. (3 điểm): Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu theo chủ đề tự
chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đã sử dụng.
Câu 10. Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động:
a, Bố tôi đã xây ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ.
b, Nhạc sĩ Văn Cao là người sáng tác ra bài hát “Tiến quân ca” sau trở thành Quốc ca của Việt Nam.
Câu 11.Viết một đoạn văn từ 5- 7 câu nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước
trong thời đại ngày nay trong đó có sử dụng câu có trạng ngữ (Gạch chân dưới trạng ngữ)? Cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong câu?
Câu 12. (1 điểm)
Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thànhcâu bị đông. a. Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang .
b.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé .
Câu 13. (3 điểm)
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Viết đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 14. (2điểm)
Trong văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” tác giả Đặng Thai Mai đã khẳng định như thế nào về Tiếng Việt? Khẳng định đó được chứng minh trên những phương diện nào?
Câu 15 (1,0 điểm). Cho câu văn: Bão đổ bộ vào đất liền khiến nhiều nhà dân bị
thiệt hại nặng nề.
Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong câu văn trên. Cho biết cụm C-V làm thành phần gì?
Câu 16. (3,0 điểm)
Từ văn bản “Sống chết mặc bay”, em hãy viết một đoạn văn từ 8-10 trình bày suy nghĩ về hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồCâu 4.
Câu hỏi Đọc hiểu ( Dạng Tự luận)
Câu 1(4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”