Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 95)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế

3.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

a. Công tác xây dựng kế hoạch

Công tác thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch hàng năm của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng dẫn đến việc điều

80

chỉnh kế hoạch thanh tra với số lượng tương đối lớn thể hiện tại bảng 3.15. Một số cuộc thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện đúng theo kế hoạch nhất là các cuộc thanh tra diện rộng.

Bảng 3.15. Số cuộc thanh tra, kiểm tra điều chỉnh của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019

TT Năm Số lần điều chỉnh

kế hoạch

Số cuộc điều chỉnh so với kế hoạch

Tăng Giảm Tỷ lệ (%)

1 2017 01 0 01 10

2 2018 01 0 01 8,3

3 2019 02 04 06 83,33

Tổng cộng 04 04 08 35,29

(Nguồn: Thanh tra tỉnh Bắc Kạn - tổng hợp từ các quyết định điều chỉnh kế hoạch các năm 2017, 2018, 2019)

b. Tổ chức thực hiện kế hoạch

Thứ nhất, thời gian các cuộc thanh tra thường kéo dài, không thực hiện đúng

tiến độ nên số cuộc thanh tra phải chuyển sang năm để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao; việc ban hành báo cáo và kết luận thanh tra còn chậm. Vì vậy việc triển khai các cuộc thanh tra trong các năm tiếp theo là một công việc khó khăn.

Bảng 3.16. Tổng hợp các cuộc thanh tra chuyển tiếp tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

TT Năm tra chuyển tiếp Số cuộc thanh Số cuộc thanh tra theo kế hoạch trong năm Tỷ lệ so với kế hoạch đã được phê duyệt

1 2017 02 10 20%

2 2018 03 12 25%

3 2019 07 12 58,33%

TỔNG 12 34 35,29%

(Nguồn: Theo tác giả tổng hợp)

Thứ hai, các kết luận thanh tra mặc dù Luật quy định thuộc quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, nhưng thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của Chủ tịch

81

UBND tỉnh vì thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt. Mặc khác việc thi hành chủ yếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra. Luật Thanh tra và Luật PCTN đã đề cập đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các yêu cầu. kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; tuy nhiên các quy định này chưa được thể hiện đầy đủ, do đó thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.

Thứ ba, chưa chủ động nắm thông tin để tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đa số các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đều do sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn hoặc sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hoặc khi có xảy ra sự cố nghiêm trọng.

c. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện các kết luận, kiến nghị, các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng chưa được chú trọng dẫn đến việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý chưa được triệt để. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện được nhiều sai phạm và kiến nghị xử lý, nhưng tỷ lệ thu hồi tiền, đất qua công tác thanh tra, kiểm tra vẫn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao. Việc phát hiện xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao.

83

Bảng 3.17. Tỷ lệ thu hồi tiền, đất qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

TT Nội dung Đơn vị

tính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi Tổng số tiền, tài sản đã thu hồi Tỷ lệ thu hồi (%) Tổng số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi Tổng số tiền, tài sản đã thu hồi Tỷ lệ thu hồi (%) Tổng số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi Tổng số tiền, tài sản đã thu hồi Tỷ lệ thu hồi (%) 1 Qua công tác thanh tra

1.1 Kiến nghị về kinh tế Đồng 743.929.024 393.144.928 52,85 2.504.957.804 437.072.182 17,45 4.261.590.433 3.486.236.762 81,81

2 Qua giải quyết KN, TC

2.1 Kiến nghị về kinh tế Đồng - - - - - - 127.500.000 127.500.000 100

2.2 Kiến nghị về đất đai M2 - - - - - - 180 0 0

3 Qua công tác PCTN

3.1 Kiến nghị về kinh tế Đồng 18.700.000 0 0 0 0 0 198.979.723 0 0

84

3.4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

a. Nguyên nhân khác quan:

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm bộc lộ bất hợp lý, không phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền hoạt động ở một số lĩnh vực. Cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật thanh tra chưa quy định chế tài cụ thể để có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra; quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra chưa rõ ràng cụ thể.

Thứ hai, các cơ quan thanh tra phụ thuộc vào các cơ quan hành chính cùng cấp về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ chức, nhân sự. Do vậy thiếu đi tính khách quan, thiếu các quy định đảm bảo tính độc lập của hoạt động thanh tra. Đồng thời quy định về quyền hạn, hiệu lực thanh tra còn hạn chế; cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị. Do đó, tính hiệu quả của nó thường không cao vì phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan có liên quan.

Thứ ba, Luật Thanh tra năm 2010 chỉ quy định các cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, có không ít trường hợp đối tượng thanh tra cố tình tìm lý do để không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp không kịp thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, thời gian thanh tra.

Đồng thời, chưa có quy định quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên để làm căn cứ cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, Cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng còn bất cập. Chưa phát huy tốt vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

85

Thứ năm, Một số bất cập gây khó khăn trong công tác tổng hợp kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng được quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ, quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:

- Tại biểu số 2a “Tổng hợp kết quả tiếp công dân”:

+ Nhóm các chỉ tiêu về “Kết quả qua tiếp dân” khó thống kê, tổng hợp và có những cách hiểu khác nhau (kết quả qua công tác tiếp công dân thường xuyên hay tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo UBND các cấp.

+ Nhóm chỉ tiêu “Tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo” và “Tiếp định kỳ và đột xuất của thủ trưởng” tính “Lượt” tuy nhiên theo quy định về tiếp công dân tiếp định kỳ và đột xuất tính “ngày”. Cách tính tại biểu số 2a chưa phản ánh được kết quả và chỉ tiêu chưa phù hợp với yêu cầu cần theo dõi.

- Biểu số 3a “Kết quả chủ yếu về công tác phòng, chống tham nhũng”: Nhóm chỉ tiêu về “tuyên truyền, phố biến, giáo dục về PCTN”: mục 3 và 4 sẽ trùng lặp với biểu 1f và biểu 2đ trong trường hợp việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật thanh tra, KN, TC và PCTN được lồng ghép.

b. Nguyên nhân chủ quan:

Một là, Lãnh đạo các phòng chuyên môn của Thanh tra tỉnh chưa phát huy được vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra tỉnh những nội dung thuộc lĩnh vực mình được giao phụ trách, việc giải quyết một số công việc còn thụ động. Chưa chủ động triển khai công tác tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN theo đúng thời gian trong kế hoạch được phê duyệt.

Hai là, thời gian các cuộc thanh tra thường kéo dài, số lượng Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện do một số nguyên nhân: việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm bắt thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh và kết luận. Khi tiến

86

hành thanh tra chưa tiên lượng được phần việc và tính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện. Nhiều cuộc thanh tra có có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần thẩm vấn ý kiến của các nhà chuyên môn...

Ba là, lực lượng cơ quan Thanh tra tỉnh còn ít trong khi nhu cầu tham mưu về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN còn tăng lên qua các năm. Đội ngũ cán bộ thanh tra viên của ngành trình độ còn bất cập, chưa đồng đều so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Thực tế cho thấy, bên cạnh các cán bộ, công chức thanh tra viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực luật, kế toán, tài chính thì các lĩnh vực như kỹ thuật, xây dựng, đất đai... còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác, trong trường hợp cần thiết bắt buộc Thanh tra tỉnh phải đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh trưng tập các cán bộ chuyên môn từ các sở, ban, ngành tham gia Đoàn thanh tra, đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp, tiến độ của mỗi cuộc thanh tra.

Bốn là, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có thái độ thiếu tôn trọng pháp luật; không nghiêm túc chấp hành các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra; thiếu trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để các chủ thể thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nội dung thanh tra thiếu cộng tác với Đoàn thanh tra trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Đoàn thanh tra. Điều này dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong việc hiện quyền trong hoạt động thanh tra.

Năm là, Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN còn thiếu, chưa tiếp cận với công nghiệp thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác áp dụng cho hoạt động của ngành Thanh tra, từ đó hạn chế đến hiệu quả hoạt động

Sáu là, một số vụ việc mặc dù đã được giải quyết theo đúng quy định pháp luật, có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền nhưng công dân vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến nhiều cấp, nhiều nơi hoặc sau khi khiếu nại không được chấp nhận đã chuyển sang tố cáo.

87

Chương 4

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)