Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiện

Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

- Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; - Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện, được phân chia thành 108 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 6 phường, 6 thị trấn và 96 xã. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.

42

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.

Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m.

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế

Tỉnh Bắc Kạn có 09 đô thị gồm 01 đô thị loại III là thành phố Bắc Kạn, 06 đô thị loại V, 02 đô thị tương đương loại V. Toàn bộ 09 đô thị đều được lập điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng đô thị giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến năm 2030 và hiện nay đang được rà soát, xem xét điều chỉnh giai đoạn 2020 - 2030, định hướng đến năm 2040.

Để phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung đầu tư xây dựng phát triển các đô thị hiện có, không phát triển thêm các đô thị mới; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phấn đấu nâng 02 đô thị là thị trấn Chợ Rã - huyện Ba Bể và thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới từ đô thị loại V lên loại IV.

43

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế một số ngành chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

Chênh lệch đầu kỳ và

cuối kỳ

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn

Triệu

đồng 8.410.179 9.765.000 10.747.000 2.336.821

- Tổng giá trị sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản

Triệu

đồng 3.367.002 3.027.271 3.186.700 -180.032

- Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng 901.264 1.081.237 1.264.000 362.736 - Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ Triệu đồng 4.577.800 5.666.000 6.065.000 1.487.200

- GRDP bình quân đầu người Triệu

đồng 26,1 30 34,2 8,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 3.1. thể hiện được những kết quả thực hiện mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên. Từ kết quả trên, cho thấy tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 tăng 2.336.821 triệu đồng tương ứng tăng 27,79%, trong đó: Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ luôn là chỉ tiêu cao nhất trong các năm và có xu hướng tăng dần (giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 1.487.200 triệu đồng tương ứng tăng 32,49% so với cuối kỳ); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng theo từng năm (giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 362736 triệu đồng tương ứng tăng 40,25%).

* Tăng trưởng kinh tế:

Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế của một số ngành chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tổng GRDP (giá so sánh) Tr. đồng 5.764.350 6.596.700 7.040.000

- Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr. đồng 1.921.231 2.004.095 1.992.000

- Công nghiệp - xây dựng Tr. đồng 772.107 954.578 1.109.000

- Dịch vụ Tr. đồng 2.934.049 3.471.032 3.728.000

2. Tốc độ tăng trưởng (%) % 5,1 6,2 6,0

- Nông lâm nghiệp, thủy sản % 2,52 3,1 2,71

- Công nghiệp xây dựng % 2,97 6,9 6,75

- Dịch vụ % 7,5 7,6 7,56

44

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn vượt so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh trong năm 2018 và 2019. Do trong năm 2018 và 2019, tỉnh đã tập trung thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới các xã CT229.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2019

- Nông lâm nghiệp, thủy sản % 35,51 30,93

- Công nghiệp xây dựng % 14,17 15,65

- Dịch vụ - thương mại % 50,32 52,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm 2017 và năm 2019)

Năm 2017 Năm 2019

34.22%

29.46%

12.88% 15.54%

50.32% 52.05%

Nông lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ

Hình 3.2: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2017-2019

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Kạn có sự thay đổi tích cực và đúng định hướng: phát triển khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, ồn định khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và giảm dần khu vực nông nghiệp. Mô hình

45

tăng trưởng từng bước được chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu.

b. Về giao thông:

Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 3.000 km đường giao thông, bao gồm 5 tuyến quốc lộ, 13 tuyến đường tỉnh, 67 tuyến đường huyện… qua đó cũng đã tạo liên kết giữa thành phố Bắc Kạn với các địa phương trong tỉnh, giữa Bắc Kạn với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Toàn tỉnh hiện có trên 2.050 km chiều dài đường trục thôn, liên thôn, trong đó đã cứng hóa được trên 838 km; tổng số chiều dài đường ngõ, xóm trên 1.473 km, trong đó đã được cứng hóa được gần 246 km; tổng số chiều dài đường trục chính nội đồng 725,15 km, trong đó cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 45,68 km. Giai đoạn 2016-2019, Bắc Kạn đã thi công được 744 công trình đường giao thông nông thôn, bảo đảm hoàn hành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới cho 35 xã.

c. Về dân số:

Dân số tính đến 31/12/2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,7%, khu vực nông thôn là 79,2%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với hơn 300.000 dân. Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2020, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 23.893 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 23.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 550 người, Phật giáo có 230 người và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người.

d. Về du lịch:

Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh, là điều kiện phát triển du lịch. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất

46

thế giới. Hồ có diện tích rộng 500ha, nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Năm 2003, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2011 được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam. Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)