5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết
nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Nhìn chung trong công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra tỉnh Thái Bình có nhiều đổi mới, tập trung triển khai nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra từ những năm trước, trong đó tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra, xử lý sau thanh tra nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn, nhất là tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Tham nhũng từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù vẫn còn phức tạp.
32
Trong giai đoạn 2017-2020, ngành Thanh tra tỉnh Thái Bình đã đạt được kết quả như sau: đã triển khai hơn 6.600 cuộc thanh tra hành chính và gần 227.400 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 173.400 tỷ đồng và hơn 22.500ha đất. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp gần 425.000 lượt công dân. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 66 tỷ đồng, trên 15ha đất. Các ngành, các cấp tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã giúp công tác quản lý của toàn ngành thanh tra tỉnh Thái Bình ngày càng có hiệu quả, đảm bảo sự công minh, công bằng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Trong giai đoạn 2017-2020, ngành Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả như sau:
Ngành Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã bám sát chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ngành Thanh tra tỉnh đã xây dựng kế hoạch và thực hiện hoàn thành 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch và các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo. Toàn ngành đã thực hiện 353 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước tại 786 đơn vị, 449 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với gần 2.400 tổ chức, cá nhân.
Qua thanh tra, đã yêu cầu xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm, xử lý thu hồi số tiền sai phạm vào ngân sách Nhà nước gần 15 tỷ đồng, đạt trên 90%.
Trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã tham mưu thực hiện đợt cao điểm về giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo và là lực lượng thường trực, nòng cốt kiểm tra, rà soát, giải quyết 19/32 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, kéo dài. Ngành đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp nắm chắc tình hình khiếu kiện của công dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ sở, do đó số lượt công dân khiếu kiện giảm so với năm
33
trước. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo và triển khai thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống tham nhũng; đồng thời, tích cực trong công tác đấu tranh, phát hiện các hành vi tham nhũng, thông qua hoạt động thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã chuyển cơ quan điều tra 5 vụ việc có sai phạm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số cuộc thanh tra triển khai còn chậm; việc phát hiện sơ hở về cơ chế, chính sách và hành vi tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế; việc ban hành kết luận thanh tra còn chậm, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính còn hạn chế; tình hình công dân khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện ra Trung ương và tập trung thành đoàn đông người đến Trụ sở Tiếp công dân UBND tỉnh vẫn tiếp diễn; việc tiếp công dân của người đứng đầu cấp huyện, cấp xã còn chưa đầy đủ; việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn ở một số địa phương còn sai sót; một số vụ việc các cấp, các ngành giải quyết chậm, chất lượng tham mưu, giải quyết còn hạn chế; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế…
1.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên
Trong giai đoạn 2017-2020, ngành Thanh tra tỉnh Điện Biên đã đạt được kết quả như sau:
Toàn ngành Thanh tra tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện 1.622 cuộc thanh tra, kiểm tra (hoàn thành 100% số cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt); trong đó với 234 cuộc thanh tra hành chính và 1.388 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; các cuộc thanh tra hành chính tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản.
Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác hơn 2,7 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 3,8 tỷ đồng; xử lý tài sản vi phạm hơn 444 triệu đồng; kiến nghị xử lý đối với 6 tập thể và 53 cá nhân liên quan đến sai phạm; chuyển Cơ quan điều tra 01 vụ/01 đối tượng.
Công tác đôn đốc xử lý sau thanh tra cũng được chỉ đạo quyết liệt, trong kỳ đã thu hồi ngay trong quá trình thanh tra hơn 3 tỷ đồng; đôn đốc 21 kết luận thanh
34
tra còn tồn đọng với số tiền phải thu hồi hơn 1,1 tỷ đồng, đã thu hồi được hơn 943 triệu đồng; các cơ quan, đơn vị kiểm điểm rút kinh nghiệm 01 tổ chức, 38 cá nhân và 02 cá nhân bị kỷ luật.
Cũng trong giai đoạn 2017-2020, các cơ quan thanh tra đã thực hiện 36 cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng tại 60 đơn vị. Qua đó cho thấy, thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn đã tổ chức thực hiện tương đối tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng, chống tham nhũng được quan tâm chủ động và ngày càng đi vào nề nếp.
Trong giai đoạn 2017-2019, các cơ quan hành chính của tỉnh đã tiếp nhận 4.557 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; so với cùng kỳ năm trước tăng 5,65% (1688/1789 đơn); đến cuối năm 2019 đã giải quyết xong 72% số đơn khiếu nại, hơn 92% đơn tố cáo thuộc thẩm quyền bảo đảm về trình tự, thủ tục và đúng pháp luật.
Qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được xem xét giải quyết, xử lý kịp thời, các vụ việc phát sinh lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết tránh tình trạng bức xúc đông người, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, tạo lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn