5. Bố cục của luận văn
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
1.1.5.1. Thuộc về Nhà nước
a. Thể chế quản lý về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và PCTN
Thể chế quản lý về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và PCTN bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách liên quan việc công tác thanh, giải quyết khiếu nại, tố và công tác PCTN... Đó là sự thay đổi về công tác thanh tra, công tác PCTN và giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa Luật tố cáo 2018, Luật PCTN năm 2018 so với Luật Tố cáo năm 2011 và So với Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi năm 2007, năm 2012. Cụ thể:
+ Bổ sung quy định “thụ lý tố cáo”: Quyết định thụ lý tố cáo phải bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; nội dung tố cáo
27
được thụ lý; thời hạn giải quyết tố cáo. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
+ Giảm thời hạn giải quyết tố cáo: Không quá 30 ngày: Trong Luật tố cáo (sửa đổi), thời hạn giải quyết tố cáo giảm từ 60 ngày như hiện hành xuống còn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp, có thể gia hạn giải quyết tố cáo 1 lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
+ Bổ sung nội dung “người tố cáo có quyền rút tố cáo”: Luật tố cáo (sửa đổi) quy định người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của luật này.
+ Bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức: Theo Luật tố cáo (sửa đổi), trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết.
+ Luật PCTN năm 2018 bổ sung các hành vi tham nhũng, mở rộngphòng, chống tham nhũng sang khu vực tư nhân: Luật PCTN năm 2018 bên
cạnh giữ nguyên 12 hành vi được coi là hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật PCTN năm 2005, còn bổ sung thêm hành vi “ thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” cũng được coi là hành vi tham nhũng; Điều 20 của Luật PCTN năm 2018 đã quy định người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo
28
quy định của Chính phủ. Người có chức vụ, quyền hạn cũng không được để người thân kinh doanh trong những lĩnh vực mà mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước; không được để người thân giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mà mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu...
+ Luật PCTN năm 2018 mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập: Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 34, Luật PCTN năm 2018. Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không còn được gói gọn ở “một số cán bộ, công chức” như quy định tại Luật cũ, mà được mở rộng như sau: Cán bộ, công chức; Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).
+ Luật năm 2018 đã bổ sung, mở rộng thêm phạm vi công khai, minh bạch. Theo đó không chỉ công khai, minh bạch trong hoạt động, mà còn công khai minh bạch cả về tổ chức. Nếu như Luật PCTN năm 2005 quy định theo hướng liệt kê 22 lĩnh vực cần công khai, minh bạch, thì Luật PCTN năm 2018 đã quy định chung về nội dung cần công khai, minh bạch. Theo đó, Điều 10 Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:
1. Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;
2. Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
3. Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định nêu trên mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài công khai, minh bạch nội dung trên, còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
29
Ngoài các hình thức công khai đã được quy định tại Luật PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 còn bổ sung thêm hình thức công khai, minh bạch bằng hình thức tổ chức họp báo.
Nhưng thay đổi chính sách quản lý trên ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN.
b. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN
Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm các chế độ, chính sách như: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao.Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực.
c. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương:
Quản điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Nếu quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm và mạnh dạn trong việc tăng thẩm quyền cho thanh tra cấp tỉnh và thanh tra cấp huyện, phân cấp hợp lý sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng và hiệu quả thực thi công vụ.
1.1.5.2. Yếu tố thuộc về địa phương
a. Sự phát triển kinh tế - xã hội:
Sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đơn thư. Đối với những địa phương có sự phát triển mạnh trong một giai đoạn không thể tránh khỏi tình trạng đơn thư tăng đột biến điều này ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hàng năm. Ngoài ra sự phát triển kinh tế - xã hội có tác động lớn đến nhận thức của nhân dân nói chung, của cán bộ, công chức nói riêng. Điều đó có ảnh hưởng đến việc quản lý trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN trên địa bàn toàn tỉnh.
30
b. Môi trường làm việc:
Môi trường làm việc cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tương đối đến tình thần làm việc của cán bộ thanh tra của các cơ quan Thanh tra nhà nước; Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc mà ở đó cán bộ, công chức có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu một môi trường công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh, nhân tài thực sự không được trọng dụng, dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến thì sẽ không tạo được tâm lý muốn cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức.
c. Nhận thức của nhân dân:
Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân sẽ giúp cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN của chính quyền địa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả.
1.1.5.3. Yếu tố thuộc về cá nhân người tham gia hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN
a. Nhận thức của cán bộ, công chức:
Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ, công chức thanh tra nhận thức được vai trò, tầm quan trọng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, vai trò của từng cán bộ thanh tra trong việc thực thi công vụ để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN; từ đó tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
b. Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Cán bộ, công chức thanh tra có trình độ văn hóa cao sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những văn bản của nhà nước vào công việc, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác
31
mà còn linh hoạt và sáng tạo để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN.
c. Tình trạng sức khỏe:
Trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, chất lượng tham mưu không cao.
d. Thái độ lao động:
Thái độ lao động của cán bộ, công chức thanh tra là tất cả những hành vi biểu hiện của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ, công chức. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là: Kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó với đơn vị, cường độ lao động.