Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 97 - 106)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức thực hiện kế hoạch

4.2.2.1. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật

a. Công tác thanh tra:

- Về vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra, của Thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà nước: Cần phải nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra thông

90

qua việc nâng cao vị thế người đứng đầu cơ quan thanh tra. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có vị trí trong Đảng cao hơn hiện nay (cơ cấu cứng trong cấp ủy, thường vụ cấp ủy); có phụ cấp chức vụ cao hơn Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn cùng cấp khác.

- Về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và ký kết luận thanh tra: Cần quy

định cụ thể Thủ trưởng cơ quan QLNN chỉ được trao thẩm quyền ra quyết định thanh tra đối với những cuộc thanh tra liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nói khác là thanh tra chuyên đề diện rộng, vì hình thức thanh tra này cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành và cần có sự chỉ đạo, điều phối của Thủ trưởng cơ quan QLNN.

- Về ra quyết định thanh tra đột xuất: Cần quy định Thủ trưởng cơ quan

thanh tra ra quyết định thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên. Quy định này đảm bảo những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, được dư luận xã hội quan tâm nhưng Thủ trưởng cơ quan QLNN không chỉ đạo, cơ quan thanh tra không chủ động ra quyết định thanh tra thì cần có cơ chế để Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên can thiệp, chỉ đạo việc thực hiện.

- Quy định rõ về mối quan hệ công tác giữa Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp

trên với Thủ trưởng cơ quan QLNN của cơ quan thanh tra cấp dưới, đồng thời phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra. Đây là nội dung quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Về quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu: Mặc dù Luật Thanh tra và Nghị định hướng dẫn thi hành đã có những chế tài để xử lý đối với trường hợp chậm cung cấp hay không cung cấp tài liệu, thông tin, song các quy định vẫn còn quá chung chung, khó áp dụng. Đã có những trường hợp đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm, không chịu hợp tác nhưng việc xử lý còn lúng túng và thiếu thống nhất. Vì thế trong thời gian tới kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hóa hơn chế tài xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến nội dung này.

91

- Bảo đảm hiệu lực thực hiện các kết luận thanh tra; chú trọng việc thu hồi tiền, tài sản vi phạm pháp luật qua hoạt động thanh tra: Bảo đảm hiệu lực kết luận

thanh tra chính là làm rõ trình tự, thủ tục theo dõi, đôn đốc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra sau khi kết luận thanh tra được thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước đồng ý và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm thi hành. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kết luận thanh tra. Quy định các chế tài đối với tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, nhất là việc thu hồi tài sản đã bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người có hành vi vi phạm.

b. Công tác phòng, chống tham nhũng:

- Nội dung quản lý: Cần được quy định rõ theo hướng trong phòng ngừa tham nhũng thì các cơ quan thanh tra được làm những việc gì; trong phát hiện tham nhũng các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ gì, những nhiệm vụ không thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra cần giao cho các cơ quan khác thực hiện, cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp trong quá trình thực hiện. Mặt khác, nội dung QLNN về phòng, chống tham nhũng cần được quy định cụ thể trong pháp luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra chỉ quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề này.

- Các cơ quan thanh tra cần được giao các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

+ Quy định thẩm quyền khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra độc lập, nhằm bảo đảm tính chủ động, tự chịu trách nhiệm mà không bị phụ thuộc vào chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan QLNN.

+ Quy định nhiệm vụ quản lý bản kê khai tài sản cho các cơ quan thanh tra: Cần quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập một cách tập trung và cần giao cho cơ quan thanh tra quản lý bản kê khai tài sản. Việc giao cho cơ quan thanh tra sẽ thuận tiện cho công tác theo dõi, giám sát và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

+ Quy định nhiệm vụ trong theo dõi biến động về tài sản, thu nhập. Theo đó, cơ quan thanh tra có trách nhiệm chủ động thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu bản kê khai tài sản, thu nhập; cập nhật thông tin, dữ liệu về tài sản, thu nhập của người

92

có nghĩa vụ kê khai; yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai và cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, dữ liệu nhằm giải trình, làm rõ về tài sản, thu nhập tăng thêm và quyết định việc xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ theo quy định.

c. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Những năm vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy mặc dù các cơ quan nhà nước đã có cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng hiệu quả giải quyết chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo có những điểm bất hợp lý. Để khắc phục kịp thời các hạn chế, bất cập về các quy định pháp luật về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính, cần phải tiến hành việc rà soát các qui định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính để phát hiện các vướng mắc, sơ hở đang tồn tại trong pháp luật.

- Hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền và thủ tục giải quyết tố cáo: cần làm rõ những vấn đề như nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức; thẩm quyền cụ thể trong việc giải quyết tố cáo của các cơ quan, tổ chức gồm các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. Cần làm rõ những nội dung là các hình thức tố cáo và tiếp nhận, xử lý tố cáo trực tiếp, tố cáo qua điện thoại, mạng thông tin, điện tử, quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, việc xử lý tố cáo, việc tố cáo tiếp, về thời hiệu tố cáo, thời hạn xử lý đơn thư tố cáo, việc gửi, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo… và đặc biệt là trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh nội dung liên quan đến tố cáo để đảm bảo việc giải quyết tố cáo được khách quan và tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tố cáo.

- Bổ sung thêm thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ

93

quan thuộc Sở và cấp tương đương, Giám đốc Sở và cấp tương đương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Quy định thêm những người này có thẩm quyền thay mặt cơ quan giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết.

- Luật khiếu nại từ Điều 17 đến Điều 25 quy định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương, Giám đốc Sở và cấp tương đương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên lại không có điều luật nào quy định thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước như UBND các cấp; cơ quan thuộc sở và tương đương; sở và tương đương; cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ. Như vậy, khi công dân khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan nhà nước thì công dân phải khiếu nại đến đâu và ai là người giải quyết (nếu người khiếu nại không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án).

Ví dụ: khi công dân khiếu nại Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện thì công dân khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện hay UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp huyện hay UBND cấp huyện sẽ giải quyết. Theo quy định của Luật khiếu nại thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên vì căn cứ vào Điều 18 Luật khiếu nại thì Chủ tịch UBND cấp huyện có chỉ thẩm quyền. Như vậy để tránh sự lúng túng cho các đối tượng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đồng thời cũng là để phù hợp với yêu cầu của thực tế thì theo tôi việc bổ sung thêm thẩm quyền là điều hết sức cần thiết.

- Cần có quy định cụ thể trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì không tổ chức đối thoại. Bởi lẽ:

94

+ Trong trường hợp người bị khiếu nại là người có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính theo quy định tại các khoản 8 và 9 Điều 2 của Luật khiếu nại bị khiếu nại thì đồng thời họ lại là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Luật khiếu nại. Khi thực hiện nghĩa vụ đối thoại theo quy định tại Điểm a khoản 2, điều 13 nêu trên thì họ với tư cách là người bị khiếu nại có nghĩa vụ: “Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại”; nhưng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 nêu trên thì họ với tư cách là người giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ: “Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”. Đây là quy định mở, dễ bị lạm dụng khi áp dụng.

+ Cụ thể: Hiện nay không ít trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình khi xem xét giải quyết khiếu nại thường áp dụng điểm a khoản 2 Điều 13 Luật khiếu nại để uỷ quyền cho cấp dưới của mình đối thoại chứ không áp dụng điểm c khoản 2 Điều 14 Luật khiếu nại để thực hiện nghĩa vụ tổ chức đối thoại. Vì vậy, người được uỷ quyền đối thoại thường bị động và lúng túng khi thực hiện đối thoại theo quy định tại Điều 30 Luật khiếu nại... nhất là thực hiện thủ tục đối thoại và hướng giải quyết khiếu nại. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đối thoại. Mặt khác, việc giải quyết khiếu nại nói chung và thực hiện nghĩa vụ đối thoại nói riêng trong giải quyết khiếu nại ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức nên không ít trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai bị kéo dài, không bảo đảm thời hạn luật định, hoặc không chính xác... Thêm vào đó, nếu vừa là người chủ trì cuộc đối thoại, vừa là một bên trong cuộc đối thoại thì ý nghĩa của cuộc đối thoại đó khó đảm bảo được tính khách quan và công minh. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, việc quy định cụ thể trong trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì không tổ chức đối thoại là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Cần sửa đổi Điều 28 Luật khiếu nại theo hướng tăng thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

95

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với các vụ việc vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì thời hạn giải quyết phải kéo dài hơn, sao cho phù hợp với thực tiễn giải quyết và đảm bảo tính khả thi cao.

4.2.2.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra: Lựa chọn Trưởng đoàn thanh tra cần đáp ứng được các yêu cầu: Có năng lực tổ chức, triển khai nhiệm vụ của Đoàn thanh tra; am hiểu về pháp luật; trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực phù hợp với nội dung cuộc thanh tra; kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra hành chính; kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh tra hành chính;… Nâng cao khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra cần thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ từ công tác chuẩn bị thanh tra đến giai đoạn kết thúc thanh tra. Bám sát những định hướng phát triển đất nước, của tỉnh, nhiệm vụ của từng ngành, trong đó chú trọng đổi mới tư duy, phương thức, phương pháp thanh tra, xây dựng văn hoá thanh tra.

Thứ hai, Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán và kiểm tra Đảng các cấp: Có cơ chế phân định rõ ràng giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán để tránh sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, tránh phiền phức cho các đối tượng thanh tra. Hoàn thiện và đẩy mạnh việc triển khai các quy định về bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra theo hướng tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp xử lý trách nhiệm. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, điều tra và kiểm tra Đảng các cấp trong các hoạt động thanh kiểm tra, điều tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Tăng cường các giải pháp phối hợp giữa cơ quan hữu quan trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Chủ động thực hiện tốt

96

Quy chế phối hợp công tác với các cơ quan trong khối nội chính, nhất là cơ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)