5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Mục tiêu cụ thể của thanhtra tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2021-2025
Với mục tiêu chung là xác lập địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liên chính, liêm minh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
88
Cụ thể, về công tác thanh tra, tập trung thanh tra trách nhiệm việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan hành chính nhà nước, gắn với thanh tra các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, tập trung các lĩnh vực: đầu tư công, quản lý đất đai, khoáng sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, các chính sách an sinh xã hội... Thực hiện 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, thanh tra diện rộng và đột xuất của cấp có thẩm quyền giao. Kết luận kiểm tra, thanh tra phải khách quan, trung thực, có tình, có lý, xác định đúng trách nhiệm của từng tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm (nếu có); kịp thời kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đặc điểm tình hình mới; đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, có hiệu lực. Tỷ lệ thu hồi đạt từ 90% trở lên giá trị kinh tế sai phạm được cấp thẩm quyền quyết định thu hồi nộp ngân sách qua các cuộc thanh tra.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, nhất là cấp huyện; phối hợp tốt với thanh tra các cấp, nhất là Thanh tra Chính phủ để giải quyết cơ bản các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, các vụ tồn đọng kéo dài; đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm theo kế hoạch và đột xuất trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật từ cơ sở đạt 85% trở lên các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh; từ 90% trở lên các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu kiện đông người, khiếu nại vượt cấp; không để xảy ra điểm nóng về khiếu nại, tố cáo. Tham mưu thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đạt từ 90% trở lên. Phấn đấu 100% vụ việc khiếu nại, tố cáo được giao không gia hạn thời gian kiểm tra xác minh.
Ngoài ra, về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ và đúng quy định về nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác PCTN; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa, phát hiện, kiểm
89
tra xác minh, điều tra xử lý tham nhũng. Tăng cường thanh tra trách nhiệm và nêu gương của người đứng đầu về PCTN, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Phối hợp với ngành Tư pháp có kế hoạch tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCTN hàng năm, xác định nội dung cụ thể, chuyên đề để đảm bảo công tác tuyên truyền có chiều rộng và chiều sâu. Thực hiện 100% các cuộc, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm theo kế hoạch và đột xuất trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Tham mưu cấp thẩm quyền xử lý kịp thời, đúng pháp luật 100% các vụ tham nhũng phát hiện qua công tác thanh tra. Hàng năm triển khai có hiệu quả việc Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN đối với UBND cấp tỉnh theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn