Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và xử lý các nguồn tài liệu, số liệu sẵn có từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế và các công trình nghiên cứu đã công bố, bao gồm: Nghị định, Thông tư và các văn bản liên quan của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn; các báo cáo, kết luận, quyết định về công tác thanh tra, giải quyết khiếu, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017-2019. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo, tạp chí nghiên cứu khoa học và các trang thông tin điện tử có liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát, lấy ý kiến và điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn.

Cấu trúc bảng hỏi: Gồm các câu hỏi liên quan đến công tác quản lý nhà

nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn. Bảng hỏi sử dụng câu hỏi đóng; câu hỏi mở, câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ (1 - Yếu, kém; 2 - Trung bình; 3 -Khá; 4- Tốt).

38

* Nhóm 1:

Đối tượng điều tra: Là công chức tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn.

Số lượng mẫu điều tra: Tổng số công chức có mặt tại Thanh tra tỉnh Bắc Kạn

thống kê đến tháng 12/2019 là 28 người.

Nội dung điều tra: đánh giá của về công tác thanh tra, kiểm tra; việc thực

hiện công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra thời gian qua; Việc tuân thủ quy định về thời gian của hoạt động thanh Đoàn/cuộc thanh tra, kiểm tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

* Nhóm 2:

Đối tượng điều tra: Là đối tượng thanh tra, kiểm tra của Thanh tra tỉnh Bắc

Kạn trong giai đoạn 2017-2019.

Số lượng mẫu điều tra: Tác giả chọn điều tra các cá nhân, tổ chức, đơn vị là

đối tượng thanh tra, kiểm tra do Thanh tra tỉnh Bắc Kạn tiến hành thanh tra trong giai đoạn 2017-2019. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

n =

N 1+N.e2

Trong đó: n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%), tính được cỡ mẫu là n = 30 người.

Tổng số mẫu điều tra của nhóm 2 là 30 người.

Nội dung điều tra: Đánh giá về nội dung tiến hành thanh tra, kiểm tra và việc

tuân thủ các quy định của Đoàn/cuộc thanh tra, kiểm tra.

* Nhóm 3:

Đối tượng điều tra: Là đối tượng khiếu nại, tố cáo được Thanh tra tỉnh Bắc

Kạn giải quyết trong giai đoạn 2017-2019.

Số lượng mẫu điều tra: Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với

khoảng cách cho trước. Tác giả chọn điều tra 20 người là đối tượng khiếu nại, tố cáo được Thanh tra tỉnh giải quyết từ năm 2017 đến năm 2019 (trong đó, 10 đối tượng là

công dân gửi đơn khiếu nại đã được Thanh tra tỉnh Bắc Kạn giải quyết và 10 đối tượng là công dân gửi đơn tố cáo đã được Thanh tra tỉnh Bắc Kạn giải quyết).

Nội dung điều tra: Đánh giá về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra

tỉnh Bắc Kạn gồm trình tự, thủ tục, thời gian và việc thực hiện công khai minh bạch trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

39

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thanh tra tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)