Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của công chức xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hay không; có gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tính nhiệm hay không.

32

Chương 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Ngân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn có toạ độ địa lý trong khoảng từ 22010'00" đến 22029'00" độ vĩ Bắc và từ 105050'10" đến 106001'10" độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. Phía Nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Na Rì. Phía Tây giáp huyện Ba Bể.

Diện tích đất tự nhiên của huyện có 64.587,00 ha và được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp xã (9 xã và 01 thị trấn).

Xã Vân Tùng là trung tâm văn hoá, chính trị của cả huyện, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 65km về phía Bắc theo Quốc lộ 3.

Quốc lộ 3 là tuyến giao thông chính chạy xuyên suốt qua địa bàn huyện theo chiều Tây Nam - Đông Bắc.

* Địa hình, địa mạo.

Địa hình Ngân Sơn là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng nhỏ hẹp. độ dốc bình quân 26- 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

33

Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ.

* Khí hậu

Ngân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,70C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 nhiệt độ trung bình là 26,100C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,900C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 20C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng vật nuôi.

Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn huyện xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần.

Độ ẩm không khí khá cao 83,0%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84- 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

Chế độ gió trên địa bàn huyện xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

Bão ít ảnh hưởng đến Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

34

* Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn huyện được phân bố khá dày đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn và có nhiều thác ghềnh.

Do cấu tạo địa hình cánh cung, dãy núi cao nên Ngân Sơn được coi là ngôi nhà phân chia nước về các huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.

Sông Bằng Giang bắt nguồn từ dãy núi Khao Phan (Ngân Sơn) chảy qua huyện Na Rì sang Lạng Sơn. Đoạn chảy qua huyện Ngân Sơn có chiều dài 35km, rộng 50m - 70m.

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình trên địa bàn huyện, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói mòn rửa trôi.

Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông ngòi, hồ đập trong khu vực của huyện và khu vực phụ cận, một số hệ thống khe suối thuộc khu vực thượng nguồn (sông Bằng Giang). Sông có độ dốc dọc thuỷ văn trung bình 4-5%, suối trung bình 8-10%. Khe nhỏ có độ dốc dọc thuỷ văn càng lớn vì thế sau những trận mưa rào thường hay có lũ quét.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với điều kiện, kinh tế xã hội và truyền thống cần cù sáng tạo của nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những bước tiến đáng kể. Giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 tăng 10,76 %.Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trồng trọt là 12,28 %, giá trị thu hoạch/1 ha đất trồng cây hàng năm đạt 41,5 triệu đồng; Tổng sản lượng lượng thực đạt 40.716,4 tấn. Ngành chăn nuôi là 15,01 %

Ngành lâm nghiệp của huyện giảm dần theo các năm, từ năm 2017 đến năm 2019 giá trị sản xuất trung bình giảm 11,18%. Cho thấy ngành lâm nghiệp chưa được chú trọng vào đầu tư và khai thác có hiệu quả.

35

Ngành CN - TTCN cũng có xu hướng tăng qua 3 năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,63 %. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã và đang từng bước được nâng cao, kéo theo sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm. Cơ cấu kinh tế năm 2019: ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 45,3% (giảm 5,43% so với năm 2018); công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5% (tăng 1,14%) ; dịch vụ chiếm 37,2% (tăng 3,94%).

3.1.2.2.Điều kiện xã hội

Dân số khoảng 29.269 người với 7.251 hộ dân cư; có 6 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mông, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 95%.Tổng số người trong tuổi lao động khoảng 19.500 người, chiếm 64% dân số, ngành nghề và việc làm chính của huyện; hiện tại lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 78%; tỷ lệ lao động Công nghiệp - xây dựng chiếm 1,13%; lao động trong khu vực, thương mại - dịch vụ chiếm 14,91%.Thu nhập bình quân đầu người 14,55triệu đồng/người/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 30%; Trình độ dân trí không đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp, địa hình phức tạp chủ yếu là núi đá và đồi; phương thức sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện.

Về y tế, đến nay huyện Ngân Sơn có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Về giáo dục và đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 14 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 18 trường mầm non.

36

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

3.2.1.Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thông qua thể lực

Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn có 10 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 09 xã) với tổng số CBCC cấp xã là 162 người (tính đến 31/12/2019), trong đó số lượng cán bộ xã là 87 chiếm 53,70%. Số lượng công chức xã là 75 người, chiếm 46,30%.

Về sức khoẻ: Nhìn chung, đại bộ phận CBCC trong các Đơn vị cấp xã tại huyện Ngân Sơn đủ sức khỏe để công tác. Tại các đơn vị điều tra khảo sát chỉ có 2 trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau khi được chữa trị tích cực đã trở lại công tác bình thường, dù rằng sức khỏe của họ chỉ đạt loại B (sức khỏe trung bình).

Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tỷ lệ bình quân Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Số lượng Cán bộ 83 52,20 81 54,73 87 53,70 53,54 Công chức 76 47,80 67 45,27 75 46,30 46,46 Tổng 159 100,00 148 100,00 162 100,00 100,00 2.Vê giới tính Nam 115 72,33 104 70,27 110 67,90 70,17 Nữ 44 27,67 44 29,73 52 32,10 29,83 Tổng 159 100,00 148 100,00 162 100,00 100,00 3.Về độ tuổi Dưới 30 tuổi 31 19,50 41 27,70 44 27,16 24,79 Từ 31 đến 50 tuổi 88 55,35 72 48,65 88 54,32 52,77 Trên 50 tuổi 40 25,16 35 23,65 30 18,52 22,44 Tổng 159 100,00 148 100,00 162 100,00 100,00

37

* Về số lượng

Số liệu bảng 3.1 cho thấy số lượng CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn từ năm 2017 đến năm 2019 có những biến động đáng kể (năm 2017 là 159 người; năm 2018 là 148 người; năm 2019 là 162 người).

Thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế có hiệu lực từ 1/1/2015 đến 31/12/2021, số lượng CBCC cấp xã huyện Ngân Sơn năm 2018 (159 người) giảm 11 người so với năm 2017 (159 người). Năm 2019, số lượng cán bộ công chức cấp xã tăng vọt lên 162 do chính sách tinh giản biên chế thực hiện những năm 2015 – 2018 dẫn đến thiếu một số chức danh, huyện đã tuyển dụng thêm các vị trí chức danh thiếu.

Về số lượng cán bộ cấp xã từ năm 2017 được bố trí đủ theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 và hàng năm ít thay đổi , từ 84 đến 87 người, trung bình chiếm 53,54% trong tổng số CBCC cấp xã.

Số lượng công chức có sự biến động đáng kể từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017 là 73 người; năm 2018 giám xuống còn 67 người đến năm 2019 tăng lên 75 người nguyên nhân là do chính sách tinh giản biên chế, chính sách trẻ hóa cán bộ công chức và quy hoạch, bổ nhiệm một số công chức ở một số chức danh lãnh đạo.

* Cơ cấu cán bộ, công chức xã theo giới tính

Số lượng CBCC nam giai đoạn 2017-2019 dao động từ 104 đến 115 người, trung bình chiếm 70,17%, một tỷ lệ rất cao. Trong khi đó, số lượng CBCC nữ là từ 44 đến 52 người, chiếm tỷ lệ trung bình là 29,83%. Kết quả này cho thấy sự chênh lệch khá lớn về giới tính trong CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn và điều tra thực tế nhận thấy cán bộ, công chức nữ tham gia công tác tại các xã chủ yếu ở các chức danh Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân và Văn phòng - Thống kê, Tài chính - kế toán. Như vậy, cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn chưa hợp lý, cần tăng tỷ lệ CBCC là nữ giới cho phù hợp.

38

* Cơ cấu cán bộ, công chức xã theo độ tuổi

Số liệu Bảng 3.1 cho thấy số lượng CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30- 50 tuổi chiếm tỷ lệ trung bình là 52,77%, CBCC ngoài 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao bình quân trong giai đoạn này là 22,44%. Sở dĩ như vậy một phần là do cơ chế Đảng cử, dân bầu ở cấp xã, CBCC muốn được nhân dân tin tưởng, bỏ phiếu bầu thì phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Ngoài ra, một số chức danh cán bộ xã lại ưu tiên những người đã về hưu tham gia công tác, ví dụ như chức danh Chủ tịch Hội Cự chiến binh…. Huyện Ngân Sơn đã áp dụng các chính sách trẻ hóa cán bộ công chức, từ 2017 đến 2019, nhóm tuổi trên 50 tuổi giảm dần, nhóm tuổi dưới 30 tuổi tăng dân, đặc biệt năm 2018, nhóm tuổi dưới 30 tuổi tăng vọt từ 31 lên 41 người. Tuy nhiên, CBCC cấp xã trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, trung bình chiếm tỷ lệ 24,79%. Điều này cho thấy sự quan tâm và thu hút CBCC trẻ tuổi còn hạn chế. Hy vọng trong những năm tới, số lượng CBCC dưới 30 tuổi sẽ tiếp tục tăng lên để tăng cường CBCC trẻ, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ cộng với nhiệt huyết tuổi trẻ sẽ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Chất lượng cán bộ, công chức thông qua trí lực

* Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức phổ thông. Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cấp xã của huyện được phản ánh rõ nét qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cấp xã huyện Ngân Sơn giai đoạn 2017-2019

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ THCS 10 8 5 80,00 62,50 70,71 THPT 149 140 157 93,96 112,14 102,65 Tổng 159 148 162 93,08 109,46 100,94

39

Từ năm 2017 đến năm 2019 số lượng cán bộ, công chức có trình độ văn hóa là THPT chiếm tỷ lệ cao (từ 149 người năm 2017 đến 157 người năm 2019, chiếm tỷ lệ bình quân 95,07 % trong tổng số CBCC cấp xã). Tuy nhiên vẫn còn một số lượng đáng kể cán bộ, công chức chỉ mới tốt nghiệp THCS, chiếm trung bình 4,93%. Đối tượng tốt nghiệp THCS tồn tại chủ yếu ở một số CBCC trên 50 tuổi, thường gắn với các chức danh cán bộ như Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.

* Trình độ chuyên môn

Trong những năm qua, để xây dựng được cán bộ công chức cấp xã có chất lượng cao, Huyện Ngân Sơn đã đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này, thông qua việc tuyển dụng ngay từ ban đầu những ứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thạc sỹ, đại học cùng với việc ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCC đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã huyện Ngân Sơn giai đoạn 2017-2019

Nội dung Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ Đại học 37 41 54 110,81 131,71 120,81 Cao đẳng 30 34 36 113,33 105,88 109,54 Trung cấp 84 78 65 92,86 83,33 87,97

Chưa qua đào tạo 8 6 4 75,00 66,67 70,71

Tổng 159 148 162 93,08 109,46 100,94

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ngân Sơn

Nhìn chung qua bảng 3.3. ta thấy, trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn chủ yếu là Đại học và trung cấp. Từ 2017 đến 2019 số CBCC có trình độ sau đại học đã liên tục tăng qua các năm từ 37 người năm 2017 lên 54 người năm 2019 với tốc độ tăng bình quân là 20,81%. Số

40

CBCC có trình độ Cao đẳng cũng tăng khá nhanh trong giai đoạn này từ 30

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)