Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực đối với cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4.Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực đối với cán bộ, công chức

căn cứ vào mức độ phấn đấu, rèn luyện của CBCC, đặc biệt quan tâm đến CBCC nữ, CBCC trẻ.

Bố trí CBCC cấp xã phải căn cứ vào cơ cấu nhân sự của địa phương, nếu không gây tình trạng mất cân đối về cơ cấu, chức danh công việc nào thừa vẫn thừa CBCC mà chức danh thiếu vẫn thiếu nhiều.

Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp với điều động, bố trí hợp lý cán bộ trong toàn hệ thống chính trị huyện Ngân Sơn; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị và Quy định số 07-QĐ/TU ngày 29/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ.

4.2.4. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực đối với cán bộ, công chức cấp xã cấp xã

Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội và là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CBCC các cấp. Việc ban hành các chính sách, chế độ hợp lý sẽ thúc đẩy tính sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi CBCC, nhưng chưa hợp lý có thể sẽ kìm hãm hoạt động con người, làm họ thui chột tài năng và không có động lực làm việc.

Thực hiện chủ trương tại Nghị quyết 27-NQ/TW về “Cải cách chính sách tiền lương”; Nghị quyết 28-NQ/TW về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”. Để khắc phục chế độ, chính sách tiền lương và bảo hiểm của CBCC cấp xã Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 đã thay thế một số điều khoản của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, tình trạng “chảy máu chất xám” trong khu vực hành chính Nhà nước đang có xu thế tăng lên mà một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng trên là do các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBCC chưa thỏa đáng. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

83

Thứ nhất: Thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho CBCC cấp xã: Tiền lương CBCC là chính sách quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã. Tiền lương phải tương xứng với trình độ, năng lực thực tế, khả năng đóng góp của CBCC đối với xã hội. Thực tế cho thấy mức lương và phụ cấp của CBCC nói chung còn thấp, không đảm bảo mức sống trung bình của CBCC. Để CBCC thực sự chuyên tâm vào công việc, có điều kiện phát triển cần thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính đáng, chủ yếu, đảm bảo cuộc sống cho họ, tiền lương tối thiểu phải tương ứng chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, đủ tái sản xuất sức lao động và là một giải pháp hạn chế những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ CBCC.

Ngoài ra, xây dựng các loại phụ cấp, hỗ trợ phù hợp với vị trí, chức danh công việc của CBCC cấp xã để khuyến khích CBCC làm việc, cống hiến hết sức mình cho lao động, phục vụ nhân dân.

Thứ hai: Đổi mới chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã:

Việc khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc: thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; nơi nào có nhiều thành tích thì khen nhiều và ngược lại; tránh tình trạng cào bằng, dàn đều; tránh khen thưởng “luân phiên”, mỗi năm một vài người và quay vòng.

Trong thi đua, khen thưởng phải lấy hiệu quả làm việc của CBCC làm tiêu chí cơ bản để đánh giá, khen thưởng. Các hình thức khen thưởng còn mang tính phong trào, dễ dãi; khen thưởng CBCC trực tiếp giải quyết các công việc, chính sách còn ít mà khen thưởng cán bộ có chức vụ thì nhiều và chạy theo “bệnh thành tích” nên phần nào làm giảm ý nghĩa của việc khen thưởng.

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm các phong trào thi đua, ở địa phương, cơ quan mình. Qua đó rút ra cách làm hay,

84

kinh nghiệm tốt để nhân rộng; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến nhằm tạo sức lan tỏa và động lực mới để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương

Đi đôi với công tác khen thưởng cũng cần xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời những CBCC vi phạm chính sách pháp luật, vi phạm đạo đức trong thực thi công vụ; tránh tình trạng xử lý nội bộ gây nên bệnh “nhờn”, không sợ kỷ luật của một bộ phận CBCC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 92 - 94)