Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 94 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5.Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc

Đánh giá đúng cán bộ, công chức là công việc hết sức quan trọng của công tác tổ chức cán bộ. Đó là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và thực hiện các chính sách cán bộ. Nếu đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong tổ chức.

Tuy nhiên, đây là công việc hết sức nhạy cảm và phức tạp, dễ gặp vướng mắc nhất nên không thể đánh giá tùy tiện. Đánh giá CBCC cấp xã cần: làm rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và xu hướng phát triển của CBCC; cần đảm bảo tính khách quan, toàn diện, trên cơ sở phê và tự phê, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kết luận theo đa số và công khai đối với CBCC được đánh giá. Để việc đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức được chính xác, hạn chế sai lệch, từ đó phát hiện, sử dụng đúng người có đức, có tài, đồng thời ngăn ngừa những phần tử cơ hội, bất tài, tác giả đưa ra một số giải pháp:

+ UBND các xã, thị trấn tiến hành định kỳ hàng năm họp cơ quan, chi bộ nhằm đánh giá, phân loại hiệu quả công tác của CBCC cấp xã theo 4 tiêu chí: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tổng hợp kết quả đánh giá ở xã, phường gửi phòng Nội vụ huyện và lấy đó làm cơ sở cho công tác thi đua khen thưởng.

Thông qua đó, bản thân mỗi CBCC cấp xã tự kiểm điểm, nhìn nhận lại những ưu, nhược điểm của mình trong một năm làm việc để năm tiếp theo ghi

85

nhận, sửa đổi. Khi đánh giá cán bộ đòi hỏi phải công tâm, vô tư, khách quan, kiên quyết khắc phục hiện tượng nể nang, hình thức, yêu ghét xuất phát từ lợi ích của người đánh giá.

Công tác đánh giá phải được thực hiện theo định kỳ hàng năm; đánh giá người đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ và đánh giá CBCC trước khi bổ nhiệm, ứng cử, luân chuyển công tác, xét khen thưởng, kỷ luật.

Cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá CBCC cấp xã theo từng vị trí, chức danh công việc với những mô tả chi tiết công việc, yêu cầu, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm, mức độ hoàn thành công việc như thế nào... Nếu không căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn cụ thể rất dễ dẫn đến đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan và thậm chí có thể đánh giá sai cán bộ, hậu quả là lãng phí nhân lực, gây mất đoàn kết nội bộ trong tổ chức.

Cần đổi mới quan điểm và phương pháp đánh giá CBCC cấp xã : Kết hợp các phương pháp đánh giá của quản trị nhân lực hiện đại vào đánh giá CBCC cấp xã. Trong công tác đánh giá CBCC hiện vẫn còn biểu hiện hình thức, chủ quan, tình cảm, nể nang, cục bộ địa phương hoặc cũng có tình trạng lợi dụng phê bình để hạ bệ, bôi nhọ, công kích nhau bằng những thông tin thiếu chính xác.

Quan tâm xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ, những người tham mưu cho lãnh đạo đánh giá, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ: đội ngũ đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phải hiểu biết về con người, vô tư trong sáng, phải có tư chất của người làm công tác cán bộ...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 94 - 95)