5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Với điều kiện, kinh tế xã hội và truyền thống cần cù sáng tạo của nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những bước tiến đáng kể. Giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 tăng 10,76 %.Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trồng trọt là 12,28 %, giá trị thu hoạch/1 ha đất trồng cây hàng năm đạt 41,5 triệu đồng; Tổng sản lượng lượng thực đạt 40.716,4 tấn. Ngành chăn nuôi là 15,01 %
Ngành lâm nghiệp của huyện giảm dần theo các năm, từ năm 2017 đến năm 2019 giá trị sản xuất trung bình giảm 11,18%. Cho thấy ngành lâm nghiệp chưa được chú trọng vào đầu tư và khai thác có hiệu quả.
35
Ngành CN - TTCN cũng có xu hướng tăng qua 3 năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,63 %. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã và đang từng bước được nâng cao, kéo theo sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm. Cơ cấu kinh tế năm 2019: ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 45,3% (giảm 5,43% so với năm 2018); công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5% (tăng 1,14%) ; dịch vụ chiếm 37,2% (tăng 3,94%).
3.1.2.2.Điều kiện xã hội
Dân số khoảng 29.269 người với 7.251 hộ dân cư; có 6 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mông, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 95%.Tổng số người trong tuổi lao động khoảng 19.500 người, chiếm 64% dân số, ngành nghề và việc làm chính của huyện; hiện tại lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 78%; tỷ lệ lao động Công nghiệp - xây dựng chiếm 1,13%; lao động trong khu vực, thương mại - dịch vụ chiếm 14,91%.Thu nhập bình quân đầu người 14,55triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 30%; Trình độ dân trí không đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp, địa hình phức tạp chủ yếu là núi đá và đồi; phương thức sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện.
Về y tế, đến nay huyện Ngân Sơn có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Về giáo dục và đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 14 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 18 trường mầm non.
36