Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

lâu dài.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cấp xã

Trong thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC cấp xã của huyện Ngân Sơn còn bộc lộ một số điểm hạn chế như: chính sách ĐTBD chưa thực sự hợp lý để khuyến khích, động viên CC nâng cao trình độ chuyên môn; chưa xây dựng được quy trình một cách có hệ thống trong việc ĐTBD… Nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong các đơn vị cấp xã tại huyện Ngân Sơn đến 2025, tầm nhìn 2030 là đảm bảo CBCC này đạt trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 28/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2020-20205 đề cập đến hai mục tiêu cơ bản trong đào tạo là:

- Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

Để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCC trong các đơn vị cấp xã tại huyện Ngân Sơn một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng các mặt còn yếu như kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Huyện Ngân Sơn cần quan tâm đến:

Thứ nhất, thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định được nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu đào tạo; Tổ chức đào tạo một

79

cách khoa học; Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới hiện đại, thường xuyên cập nhật, thực hiện ĐTBD trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc của CBCC, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ của CBCC.

Thứ hai, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với đặc thù của tỉnh. Muốn vậy, phải xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn, từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng; chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo; quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, quy chế về cấp văn bằng, chứng chỉ, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm, không đào tạo dàn trải.

Thứ ba, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo CBCC của tỉnh phù hợp với tình hình của địa phương. Quản lý nhà nước về đào tạo CBCC chỉ thực sự toàn diện và hiệu quả khi đó là quá trình xuyên suốt từ quy hoạch đào tạo đến thực hiện các bước đào tạo và sử dụng CBCC sau đào tạo.

Thứ tư: Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên sau, thực hành: nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần thống nhất chung trong toàn tỉnh. Nhất là chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức học tập ngoại ngữ. Cần đưa thêm vào chương trình đào tạo một số nội dung như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông, một số môn như xã hội học, tâm lý học ….nhằm nâng cao ý thứ, thái độ đối với công dân và chuẩn bị tốt nhất tinh thần, tâm lý trong giải quyết mọi công việc, tình huống thực tiễn. Cần xây dựng khung năng lực cho cán bộ công chức cấp xã, sau đó đánh giá năng lực của cán bộ công chức, từ đó tìm ra năng lực nào bị thiếu hụt từ đó đề xuất biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 89)