An toàn khi sử dụng các thiết bị điện

Một phần của tài liệu Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá (tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nước ngoài) (Trang 33 - 34)

- Sử dụng dụng cụ phù hợp và chính xác cho từng công việc cụ thể Khi d ụng cụ có hiện tượng hư hỏng phải sửa chữa hoặc loại bỏ ngay.

3.1.4An toàn khi sử dụng các thiết bị điện

Không được tự ý thay đổi việc nối mạng điện của các thiết bị trên tàu khi chưa được phép của cán bộ kỹ thuật.

Nếu công việc đang tiến hành phải lúc đóng, lúc mở công tắc nguồn thì phải bảo đảm có sự thống nhất liên lạc với những người cùng làm việc.

Tuyệt đối không được sử dụng cầu chì sai công suất.

Các thông báo về sự nguy hiểm của khu vực có điện thế cao cần phải duy trì, mức điện thế phải ghi bằng số với màu đỏ.

Không được để các vật tư, dụng cụ, dẻ lau ... chất đống hoặc nhét phía sau bảng điện.

Nếu cần thiết phải tiến hành công việc sửa chữa hoặc bảo dưỡng các thiết bị mà không được tắt công tắc nguồn thì phải sử dụng các trang bị bảo hộ thích hợp để bảo đảm rằng cơ thể bạn hoàn toàn được cách ly với nguồn điện.

Do điều kiện trên tàu mà những nguy hiểm của điện gây ra cho con người lớn hơn trên bờ. Cần phải luôn nhớ rằng da bị đứt hoặc bị xước sẽ làm giảm điện trở của cơ thể.

Không được coi thường sự nguy hiểm của điện thậm chí cả trong những trường hợp điện áp thấp, ví dụ 24V của nguồn ắc quy sự cố... vẫn tạo nên sự sốc điện nếu

trong điều kiện làm việc tồi như ẩm ướt.

Phải hết sức đề phòng việc bỏng do hoá chất điện phân như axit sunfuric, hay calihidroxit. Nếu chất điện phân dây lên tay, chân bạn thì phải ngay lập tức dùng nước rửa nó đi.

Những chú ý khi bị điện giật: Người bị điện giật có thể được cứu sống hay không tuỳ thuộc vào mức độ nhanh nhẹn và kiến thức của người cứu. Việc đầu tiên cần làm là bằng mọi cách tách được nạn nhân ra khỏi tác động của dòng điện, bằng cách ngắt nguồn điện, việc này đòi hỏi phải nắm rõ thiết bị và bảng công tắc điều khiển thiết bị đó. Nếu không thực hiện được việc tắt nguồn điện thì phải dùng sức để cách ly nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cần đặc biệt cẩn thận nếu không thì người cứu sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo, vì vậy phải sử dụng các dụng cụ có tính cách điện

34

để tách nạn nhân. Ngoài ra người cứu phải đi giày cách điện, mang găng cao su và nếu có thể nên trải tấm thảm cao su để cách ly hoàn toàn với mặt sàn. Khi nạn nhân đã được cách ly hoàn toàn ra khỏi nguồn điện thì phải cởi bỏ ngay quần áo của anh

ta để thuận tiện cho việc kiểm tra thương tổn và cấp cứu. Cần phải xem tim còn đập và hệ hô hấp còn hoạt động không. Nếu nạn nhân đã ngừng thở hoặc thở thoi thóp thì phải tiến hành ngay biện pháp hồi sức bằng hô hấp nhân tạo cho đến tận khi nạn

nhân thở trở lại bình thường, thêm vào đó cần tiến hành xoa bóp trợ tim.

Một phần của tài liệu Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá (tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nước ngoài) (Trang 33 - 34)