An toàn khi lên xuống tàu

Một phần của tài liệu Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá (tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nước ngoài) (Trang 34 - 40)

- Sử dụng dụng cụ phù hợp và chính xác cho từng công việc cụ thể Khi d ụng cụ có hiện tượng hư hỏng phải sửa chữa hoặc loại bỏ ngay.

3.1.5An toàn khi lên xuống tàu

Lên xuống tàu, một công việc tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều tai nạn đáng tiếc, đặc biệt là khi các thuyền viên khi

lên xuống tàu còn mang vác các vật nặng (hành lí, các trang thiết bị, hộp cá,….), cồng kềnh, các phương tiện lên xuống cũng chưa đảm bảo an toàn.

35

Về cơ bản, các phương tiện lên xuống tàucó các phương thức sau

(A) cầu thang từdưới cầu tàu

(B) cầu thang mạn từdưới cầu tàu hoặc nối qua tàu khác;

(C) bước trực tiếp lên tàu từdưới cầu tàu hoặc nối qua tàu khác; (D) leo lên tàu từ một tàu, xuồng không neo

(E) leo lên tàu trên từđường trượt hoặc ụ khô.

36

Đây là một phương pháp lên xuống tàu phổ biến khi thang cố định gắn lên một cầu tàu khinước thủy triều lên. Khi lên xuống tàu sử dụng phương pháp này cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn sau:

 các bậc thang trong tình trạng tốt và có phần mở rộng ở phía trên bên cầu tàu cho dễ dàng lên xuống;

 chiều dài lên cao đểđạt đến đỉnh của bậc thang không phải là quá dài và lan can an toàn được cung cấp;

 các bậc thang không ẩm ướt, dầu mỡ hoặc phủ với rong biển hoặc hàu;

 dây chằng buộc của tàu căng hợp lí cho phép thủy triều lên xuống, mà không để lại một khoảng cách lớn giữa tàu và bến cảng;

 có nơi đặt chân an toàn tại điểm đến;

 ánh sáng đủ.

 Các thuyền viên lên tàu theo trật tự, cách nhau một khoảng an toàn, tránh mang vác quá nặng hoặc quá cồng kềnh.

37

Không nên mang vác quá nặng khi lên tàu

Lên xuống tàu bằng phương tiện (B) cầu thang mạn từdưới cầu tàu hoặc nối qua tàu khác

Đây có lẽlà phương pháp lên xuống tàu an toàn, nhưng cần đảm bảo:

 dây buộc tàu không được phép chùng,

 cầu thang mạn được buộc chặt;

38

 dây thừng nối lan can được thay thếtrước khi chúng trở nên cũ và

yếu.

Lên xuống tàu bằng phương tiện (C) bước trực tiếp lên tàu từdưới cầu tàu hoặc nối qua tàu khác

Phương pháp này là một phương pháp ko an toàn, nhưng có thể

chấp nhận được nếu như tàu được neo an toàn và tàu thuyền khác đang neo đậu và khoảng cách giữa chúng là tối thiểu. Các biện pháp cần thực hiện đểđảm bảo an toàn:

 dây buộc tàu không được phép chùng đểngăn chặn sự trôi dạt của các tàu làm cho khoảng cách giưa các tàu không ổn định;

 ngừng đi qua trong trường hợp sóng to gió lớn hoặc có các tàu lớn khác chạy ngang qua; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 cần cung cấp cầu thang mạn hoặc các phương tiện an toàn khác giữa các nơi đi qua nếu như có thể;

 các điểm lên tàu tránh bị hạn chế không gian vì các thiết bị, hầm hoặc các dụng cụ khác trên boong

39

 Các tàu liền kề cần gọn gàng để lại những khoảng trống lớn để vượt qua từ tàu này sang tàu khác;

 Các tàu liền kề cần thắp sáng đầy đủ tại các khu vực liên thông nhau .

Lên xuống tàu bằng phương tiện (D) leo lên tàu từ một tàu, xuồng không neo

Phương pháp này là một phương pháp ko an toàn, nhưng có thể

chấp nhận được nếu như tàu được neo an toàn và tàu thuyền chởngười lên tàu ở dưới gió, điều kiên thời tiết tốt và có các biện pháp đảm bảo an toàn. Các biện pháp cần thực hiện đểđảm bảo an toàn gồm có:

 cần cung cấp cầu thang mạn hoặc các phương tiện an

toàn khác như lan can, dây lan can, lưới an toàn tại khu vực lên tàu nếu như có thể

 ngừng lên tàu trong trường hợp sóng to gió lớn bất

40

 cần bố trí các thủy thủ mặc áo phao trực tại các nơi lên tàu đểgiúp đỡ mang hành lí và xử lí các tình huống khẩn cấp nếu như có thể;

 các điểm lên tàu tránh bị hạn chế không gian vì các thiết bị, hầm hoặc các dụng cụ khác trên boong

 Cần thắp sáng đầy đủ tại các khu vực lên tàu nếu như

vào buổi tối

Lên xuống tàu bằng phương tiện (E) leo lên tàu trên từđường trượt hoặc ụ khô

Khi tàu ở trên đường trượt, ụ khô, đơn vị có thẩm quyền thường có trách nhiệm trong việc đưa người lên xuống tàu bằng các phương tiện riêng phổ biến là giàn giáo và cần cẩu. Khi đó chất lượng giàn giáo tốt, đúng nhân viên có thẩm quyền và được đào tạo và trang bịcác phương tiện an toàn lên tàu là các yếu tố cần thiết nhất đểđảm bảo việc lên xuống tàu được an toàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu an toàn lao động vệ sinh nghề cá (tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nước ngoài) (Trang 34 - 40)