0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Các sự cố trên tàu biển

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ (TÀI LIỆU DÀNH CHO THUYỀN VIÊN TÀU ĐÁNH CÁ VÀ THUYỀN VIÊN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CÁC TÀU ĐÁNH CÁ NƯỚC NGOÀI) (Trang 85 -107 )

- Sử dụng dụng cụ phù hợp và chính xác cho từng công việc cụ thể Khi d ụng cụ có hiện tượng hư hỏng phải sửa chữa hoặc loại bỏ ngay.

An toàn khi tàu gặp sự cố 4.1 K ế hoạch thực tập an toàn trên tàu

4.2.1 Các sự cố trên tàu biển

Đối với các thuyền viên chính quy không phải là tàu cá. Huấn luyện an toàn được xem là một trong những môn học chính, ngoài ra còn thời gian thực hành nhiều, được cấp chứng chỉ riêng. Trên tàu cá đại dương, tuy các yêu cầu về an toàn thấp hơn, nhưng huấn luyện về an toàn trước khi xuống tàu và trong thời gian trên tàu vẫn phải xem là nhiệm vụ hàng đầu.

Huấn luyện an toàn phải cung cấp được các kiến thức về các tình huống khẩn cấp và thực hành các kỹ năng để đối phó với tình huống khẩn cấp. Sau đây là các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất đối phó với các sự cố tiêu biểu nhất trên tàu

biển

Rời bỏ tàu Cứu hỏa

Người rơi xuống nước Các sự cố khác

4.2.1.1 Rời bỏ tàu Rời bỏ tàu

Rời bỏ tàu rõ ràng là một trong những biện pháp cuối cùng để đảm bảo an toàn sinh mạng trên biển và đừng rời bỏ tàu nếu như vẫn còn hy vọng. Tôi hy vọng các bạn sẽ không bao giờ phải sử dụng các kiến thức trong phần này, tuy nhiên tốt hơnhết hãy chuẩn bịkiến thức và sẵn sàngnếubạn phảibỏ tàu.

Quyết định bỏ tàu thường là rất khó khăn. Trong mọi trường hợp, hãy chờ quyết định của thuyền trưởng. Đừng tự quyết định và rời bỏ tàu một mình trừ khi không còn cách nào khác.

Một khi quyết định được thực hiện:

Đừng chần chừ hoặc hoảng loạn nếu như đã quyết định rời bỏ tàu. Hãy mang theo các quần áo không thấm nước, bao gồmgăng tay, mũ,các loại quần áo dày và

86

mặc áo phao thật nhanh. Tập trung tại khu vực xuồng cứu sinh mà thuyền trưởng ra lệnh. Chỉ lên xuồng khi có hiệu lệnh. Khi lên xuồng hãy chọn vị trí ngồi so le nhau sao cho xuồng cân bằng. Giữ ấm bằng cách co ro cơ thểlại với nhau. Giữ khô, đặc biệt là đôi chân của bạn.

Giữ ấm bằng cách co cơ thểlạivới nhau, ngồi cố định tại vị trí của mình.

Hạn chế tối đa sử dụng nước ngọt, nửa lít mỗi người mỗi ngày, chia nhỏ để sử dụng. Không uốngnước biểnhoặc nước tiểu. Cố gắng sử dụng dụng cụ thu thập nước ngọt trên xuồng cứu sinh. Nếu không thể thu được nước ngọt hoặc là không

đủ cung cấp, chỉănmột khẩu phần nhỏ lương khô, không ăn các loại đồ mặn.

Thực tập:

Các bước thực hiện thực tập (yêu cầu các thuyên viên ghi nhớ)

 báo động khẩn cấp cứu sinh; thông báo giả định trường hợp cứu sinh(cứu người rơi xuống biển hay rời tàu)

 thuyền viên nhanh chóng về vị trí tập trung theo qui định; mang theo phao cứu sinh và các thiết bị, dụng cụ cần thiết như đã nêu trong “bảng phân công cấp cứu-Muster List”

 tổ trưởng các bộ phận kiểm tra quân số bộ phận mình; kiểm tra nhiệm vụ của mỗi thành viên;. báo cáo kết quả chuẩn bị cho thuyền trưởng.

87

 thao tác hạ xuồng, lưu ý không lên xuồng khi hạ xuồng  thử chạy máy xuồng; thử sử dụng các dụng cụ trên xuồng  đưa xuồng về vị trí cố định

 tập trung thuyền viên, đánh giá kết quả thực tập và huấn luyện an toàn  bảo dưỡng cứu sinh

Thực tập cứu sinh trên tàu biển Các kỹ năng cần thực hành:

Tập kết nhanh nhất tại điểm báo động ( dừng công việc, mặc áo phao, chạy đến nơi tập kết)

88

89

Mặc phao áo cứu sinh

Mặcquần áo giữ nhiệt (imersion suit) nếu như có đủ thời gian:

90

Trình tự mặcquần áo giữ nhiệt - imersionsuit

Trong nước

Các bước và kỹ thuật nâng hạ xuồng ( côngviệc chung, nhiệm vụ của mỗi người), các kỹ thuật này thường được ghi thành một bảng thông báo gần khu vực hạ xuồng.

91

Cần học cách nâng hạ xuồng cứu sinh trên tàu mình Các lưu ý khác:

Cấp cứu người bị chết đuối

92

Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm đầu thấp cho nước thoát ra; lấy khăn mặt bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng; thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người; sau đó, cho uống nước trà đường nóng.

Trường hợp tim còn đập, hô hấp đã ngừng thì dốc ngược nạn nhân (vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho nước trong đường hô hấp thoát ra; sau đó đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc đờm dãi, thổi ngạt trực tiếp, ấn tim ngoài lồng ngực. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để khôi phục sự trao đổi khí. Trước khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, xoa bóp tay chân theo hướng về tim.

Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là đã ngưng thở và không nghe thấy tiếng tim đập nữa thì kết hợp thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực (ba lần ấn tim, một lần thổi ngạt); nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra ngoài; sau đó đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân; một tay đặt lên trán nạn nhân bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy, để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp. Đồng thời, tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực: dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay; thực hiện cho đến khi tim đập trở lại; cho uống nước nóng nếu có.

4.2.1.2 Cứu hỏa

93

Một ngọn lửa trên tàu là một sự kiện nghiêm trọng. Nếu đám cháy không thể kiểm soát, nơi nào bạn đi, ngoại trừ trong nước? Tam giác lửa bao gồm nhiên liệu và oxy, nhiệt. Cả ba phải có mặt để bắt đầu một đám cháy, và việc loại bỏ bất kỳ một thành phần nào trong đó sẽ dập tắt một đám cháy.

Phòng cháy chữa cháy là một việc mà tất cả những người sở hữu hoặc điều hành một chiếc thuyền nên thực hành. Mỗi năm, hoả hoạn, chèo thuyền và các vụ nổ gây thương tích cho hàng trăm cá nhân và gây ra hàng triệu đô la thiệt hại về tài sản.

Hơi nhiên liệu và nhiên liệu là hai trong những thành phần hàng đầu trong tất cả các tai nạn trên thuyền liên quan đến cháy nổ. Giữ nhiên liệu và hơi ở những nơi thích hợp của nó là biện pháp tốt nhất phòng chống cháy nổ trên tàu. Ngoài ra điều cần thiết là giữ cho các khu vực trên tàu sạch sẽ và không có rác bởi vì con tàu đương

nhiên được bao quanh bởi oxy và tất cả những gì cần thiết để bắt đầu một đám cháy là nhiệt. Điều này có thể đến từ một cái gì đó đơn giản như một tia lửa từ một bộ phận đánh lửa và đám cháy bùng nổ.

Phòng cháy hơn chữa cháy

94

 Kiểm tra thùng nhiên liệu. Đặc biệt chú ý các bề mặt đáy có thể đã được tiếp xúc với dầu và nước.

 Hãy chắc chắn các ống đầy nhiên liệu ko bị rò rỉ, gắn chặt lên tàu.  Nếu một vòi nước hay bể nhiên liệu bị rò rỉ, thay thế nó trước khi sử

dụng .

 Chỉ sử dụng các bộ phận phù hợp để sửa chữa, tránh dùng các thiết bị tự làm để sửa chữa.

 Hãy chắc chắn rằng bất kỳ hệ thống thông gió được vận hành tốt trong các khu vực dễ cháy.

 Hãy chắc chắn các thiết bị sưởi và các dụng cụ nấu ăn trên tàu được đảm bảo và hoạt động đúng cách.

 Hãy chắc chắn rằng bình chữa cháy là đã được phê duyệt và hoạt động tốt.

 Tham gia một khóa an toàn chèo thuyền và tìm hiểu việc sử dụng đúng của một bình chữa cháy trên tàu thuyền.

 Sửa chữa tất cả các dâyđiệntrần và cáckết nối điện lỏng lẻo.  Không có các dụng cụ, thiết bị bỏ đi dễ gây cháy nổ trên tàu.

Chữa cháy:

Khi phát hiện thấy cháy phải kêu to và báo với những người xung quanh và thuyền trưởng.

Khi thấy cháy thì trước hết phải tiến hành ngay việc chữa cháy, sử dụng các dụng cụ chữa cháy cầm tay xung quanh để dập cháy, nếu đám cháy quá lớn thì cố

gắng cách ly khu vực cháy.

Thuyền trưởng phát lệnh tất cả mọi người, tiến hành chữa cháy (và thông báo khu vực cháy), và phát liên tục một hồi chuông/còi dài qua hệ thống báo động chung

Khi thực hiện chữa cháy, thuyền viên phải đội mũ bảo hộ, quần áo chống cháy, giày bảo hộ, mang theo khăn mặt và các dụng cụ chữa cháy cần thiết khác.

95

Bơm chữa cháy phải được hoạt động trong mọi trường hợp.Chú ý, khi khởi

động hoặc dừng bơm chữa cháy phải thông báo qua loa phóng thanh hoặc qua máy bộđàm.

Khi cháy tại khu vực neo hoặc tại cảng, nếu cần yêu cầu sự trợ giúp từ bên ngoài, tín hiệu CB6 phải được treo lên và kéo tín hiệu còi theo như qui định của cảng đó.

Thực tập

Thực tập cứu hỏa thường nêu rõ tình huống giả định cụ thể như: cháy trên boong; cháy hầm hàng, cháy buồng máy; cháy phòng ở; cháy nhà bếp…

Các bước thực hiện thực tập (yêu cầu các thuyên viên ghi nhớ)

 báo động khẩn cấp bằng chuông cứu hỏa và loa công cộng; thông báo giả định nơi cháy trên tàu

96

 thuyền viên nhanh chóng về vị trí tập trung theo qui định; mang theo các dụng cụ chữa cháy như đã phân công trong “bảng phân công cấp cứu -Muster List”

 tổ trưởng các bộ phận kiểm tra quân số bộ phận mình; kiểm tra nhiệm vụ của mỗi thành viên theo “bảng phân công cấp cứu-Muster List”; báo cáo kết quả chuẩn bị cho thuyền trưởng

 kiểm tra tình trạng thiết bị cứu hỏa, các dụng cụ cứu hỏa (fireman

outfits) và cáng cứu thương, túi sơ cứu

Vòi rồng cứu hỏa

 kiểm tra tình trạng hoạt động các cửa kín nước, cửa kín lửa và các van đóng - mở ống thông gió, thông hơi nơi khu vực giả định cháy

 sử dụng thử các thiết bị cứu hỏa, tiến hành chữa cháy thử

 tập trung thuyền viên, đánh giá kết quả thực tập và huấn luyện về an

toàn

 ghi chép nội dung thực tập, huấn luyện vào nhật kí hàng hải và sổ theo dõi bảo dưỡng thiết bị cứu hỏa

Các kỹ năng cần thực hành:

Tập kết nhanh nhất tại điểm báo động ( dừng công việc, mang các dụng cụ được phân công, chạy đến nơi tập kết)

Các bước và kỹ thuật sử dụng vòi rồng, bình bọt, bình CO2, cứu hỏa theo đội ( công việc chung, nhiệm vụ của mỗi người).

97

Các loại bình bọt là khác nhau, hãy xem kỹ và thực hành sử dụng các loại bình cứu hỏa trên tàu

Các lưu ý khác

Cấp cứu bỏng nói chung trên tàu:

Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng.

Đây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm.

- Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, chǎn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).

- Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước lạnh để dội vào vùng bỏng.

- Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở táy có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh lên vùng bỏng nhưng phải thay thường xuyên 3-4 phút

một lần cho đến khi nào nạn nhân thấyđỡ đau rát.

- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.

98 - Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc vải sạch.

Đừng bao giờ:

- Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước.

- Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát

- Sờ mó vào vết bỏng

4.2.1.3 Người rơi xuống nước:

Phòng tránh

Một người có thể rơi xuống biển vì nhiều lý do: họ có thể đã bị sóng đánh, họ có thể mất thăng bằng do sàn trơn hoặc một dao độngbất ngờ của thuyền, hoặc bất kỳ lý do khác. Rơi xuống biển là một trong những điều nguy hiểm nhất và đe dọa tính mạng có thể xảy ra trên biển, thống kê cho thấy 80% tai nạn gây chết người trên biển là do rơi xuống nước.

Khi một người rơi xuống nước, đặc biệt trong các điều kiện thời tiết xấu, việc cứu sống là vô cùng khó khăn. Vì vậy điều quan trọng làngăn ngừa tai nạn như vậy xảy ra, và chuẩn bị các kiến thức và kĩ năng cho thuyền viên.

Không bao giờ nên trèo lên hoặc ngồi trên lan can bên mạn tàu. Trên tàu cá,

các lan can hai ben mạn là thấp nênbiện pháp phòng ngừa là rất cần thiết.

Mỗi thuyền viên cần phải thắt dây an toàn và cố định vào vị trí phù hợp trước khi làm việc ở những khu vực có khả năng rơi xuống nước, và dây an toàn nên

được buộc quanh hông. Trên boong nên dùng các điểm cố định gắn sợi dây an toàn của họ với thuyền .

99

Đề cao cảnh giác ( có thể đeo dây an toàn, mặc áo phao)

Khi tàu ởmột khu vực sóng gió hoặc tầm nhìn xa bị hạn chế Bất cứ khi nàolàm việcmột mình trên boong tàu

Khi trời tối

Công việc nguy hiểm

Bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết

Thực tập

100 Hét lên: "có ngườixuống biển!"( Man over Board) báo cho những người xung

quanh và cho buồng lái

Ném bất cứ vật gì nổi được gần nhất như phao cứu sinh tới người rơi xuống nước.

101

Các bước thực hiện thực tập (yêu cầu các thuyên viên ghi nhớ)

 báo động khẩn cấp bằng chuông và loa công cộng; thông báo giả định nơi người rơi xuống nước

 thuyền viên nhanh chóng về vị trí tập trung theo qui định thường là các xuồng cứu sinh; mang theo các dụng cụ cứu sinh như đã phân công trong “bảng phân công cấp cứu -Muster List”

 tổ trưởng các bộ phận kiểm tra quân số bộ phận mình; kiểm tra nhiệm vụ của mỗi thành viên theo “bảng phân công cấp cứu-Muster List”; báo cáo kết quả chuẩn bị cho thuyền trưởng

 kiểm tra tình trạng thiết bị cứu sinh, các dụng cụ cứu sinh, mặc

102

 tiến hành thửhạ xuồng, thử cứu sinh

 tập trung thuyền viên, đánh giá kết quả thực tập và huấn luyện về an

toàn

103

Nâng hạ xuồng cứu sinh Cứu người chết đuối

Làm nút cứu sinh bằng một tay

Đây là một trong những nút dây cơ bản trong hàng hải, tuy vậy không phải ai cũng thành thạo việc sử dụng bằng một tay khi rơi xuống nước, sau đây là các bước:

105

Các lưu ý khác

Khi ở trong nƣớc:

Bơi khi ở trong nước: một trong những yêu cầu cơ bản khi ở trong nước là duy trì cơ thể ở trên mặt nước và giữ thân nhiệt lâu nhất có thể để chờ đợi người đến cứu. Trong điều kiện nhiệt độ nước là thấp, nếu như không có tư thế đúng cách thân

106

nhiệt có thể mất chỉ sau vài phút. Sau đây là tư thế bơi phù hợp khi ở trong nước ( không có phao áo cứu sinh)

Khi có phao áo cứu sinh

Giữ thân nhiệt khi ở trong nước

4.2.1.4 Các sự cố khác:

Các loại sự cố khác

107

 va chạm(collision)  mắc cạn(grounding)  thủng tàu(flooding)

 máy chính hỏng(main engine failure)  máy lái hỏng(steering gear failure)  mất điện toàn bộ(blackout)

 ốm đau, tai nạn trầm trọng, chết(serious injury/ illness/ death)  hành động đe dọa an toàn, an ninh tàu(unlawfull acts onboard)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ (TÀI LIỆU DÀNH CHO THUYỀN VIÊN TÀU ĐÁNH CÁ VÀ THUYỀN VIÊN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CÁC TÀU ĐÁNH CÁ NƯỚC NGOÀI) (Trang 85 -107 )

×