- Sử dụng dụng cụ phù hợp và chính xác cho từng công việc cụ thể Khi d ụng cụ có hiện tượng hư hỏng phải sửa chữa hoặc loại bỏ ngay.
3.1.10 An toàn khi mang vác vật nặng
Mang vác và di chuyển các vật nặng là công việc khá thường xuyên trên tàu, công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó thường gây ra một số tai nạn đáng
tiếc nếu những người thực hiện không có những thao tác hợp lý. Những thương tổn
thường xảy ra như làm trật khớp xương, đau cơ bắp, đau lưng, tệ hại hơn nữa là vật nặng có thể rơi vào người gây nên thương tổn nặng nề cho chân tay và các bộ phận
54
Các bước để mang vác một vật nặng an toàn:
Hãy dành thời gian của bạn để kiểm tra các đối tượng mà bạn sẽ di chuyển. Nếu không thểlàm được một mình hãy chờngười đến giúp
Đứng gần vật nặng mà bạn phải mang theo. Để trung tâm cơ thể ở giữa 2 bàn chân, đặt 2 bàn chân của bạn với khoảng cách bằng chiều dài vai của bạn và thắt chặt các cơ bụng của bạn.
Cẩn thận nâng lên trên một cạnh của vật nặng để có được ý tưởng về sức nặng của nó.
Sắp xếp các vật xung quanh để nó sẽ không trượt, di chuyển, hoặc thay đổi cân bằng của nó khi bạn nhấc nó.
Giữ cho lưng càng thẳng càng tốt. Uốn cong đầu gối của bạn và ngồi xổm xuống.
55
Đặt chân của bạn gần vật nặng, càng gần càng tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn có một chỗ nắm tốt tại vật nặng.
Bắt đầu dùng lực với đôi chân và cánh tay của bạn. Làm điều này từ từ. Giữ
vật nặng gần cơ thể của bạn, và nâng lên trong khi bạn vẫn giữlưng thẳng.
Đứng thẳng lên. Giữ vật nặng gần với cơ thể của bạn.
Đưa vật nặng sang một vị trí khác.
Các hình sau mô tả một số phương pháp mang vác và di chuyển các vật nặng trên tàu.
56
An toàn khi di chuyển, mang vác vật nặng
An toàn khi di chuyển, mang vác vật nặng
57
3.1.11 An toàn khi làm việc trong các khu vực kín ( hầm cá, kho lạnh) lạnh)
Trên tàu cá đều ít nhiều có các khoang, ngăn kín. Đây là những khu vực
được xem là nguy hiểm vì chúng không được thường xuyên thông thoáng nên trở
nên thiếu dưỡng khí (oxy), trong quá trình sử dụng có thể tạo nên các khí độc hại gây nguy hiểm cho con người khi vào bên trong các khu vực này. Đặc biệt là các hầm cá, kho lạnh, nơi bảo quản cá. Mùi tanh của cá và mùi của các chất bảo quản
trong môi trường yếm khí không tốt cho sức khỏe của thuyền viên. Do vậy việc đi
vào làm việc trong các khoang, ngăn kín trên tàu cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt một số yêu cầu được nói đến sau đây:
Không bao giờ được tự động đi vào các khu vực kín một mình mà không thông báo cho những người có trách nhiệm.
Khu vực kín phải được mở hoàn toàn và được thông gió hết sức cẩn thận trước khi làm việc, khu vực đóng kín càng lâu thì thời gian thông gió càng cần lâu hơn.Tránh việc ngay lập tức vào bên trong trước khi thông gió vì có thể gây sốc, gây ngộđộc khí.
Việc thông gió phải được tiến hành liên tục trong suốt thời gian có
người đang làm việc trong khu vực đó.
Phải bố trí người trực canh ở lối vào, phải thống nhất các phương
pháp liên lạc và phải treo biển cảnh báo.
Đối với khu vực kín được biết rằng không an toàn mà cần phải vào khẩn cấp
để thực hiện một công việc nào đó khi chưa kịp tiến hành các biện pháp thông gió hoặc không thể thông gió được thì cần phải sử dụng thiết bị thở cá nhân (Self contained breathing apparatus – CABA hoặc EEBD - Emergency Escape Breathing Devices). Thiết bị thở cá nhân phải được kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng, kiểm tra với áp lực cao, kiểm tra với còi và kiểm tra với áp lực thấp, để bảo đảm rằng tình trạng thiết bị là hoàn hảo.
58
Self contained breathing apparatus – CABA – Thiết bị thở cá nhân
Tình trang thiếu hụt dưỡng khí (Ôxy)
Một khu vực được gọi là thiếu hụt dưỡng khí khi không khí ở trong khu vực
đó chứa lượng ôxy dưới 21%.
Triệu chứng khi thiếu ôxy
Có thể mô tảnhư sau về sự suy giảm nồng độôxy đối với cơ thểngười: - Khi nồng độ ôxy từ 16% đến 20%: mạch tăng, thở gấp, đầu óc bắt đầu thiếu tập trung, tay chân rã rời và đau đầu.
- Khi nồng độ ôxy từ14% đến 9%: đầu óc trởnên đờ đẫn, mê muội, tâm thần không ổn định, ở tình trạng say, nhiệt độcơ thểtăng, da tái xanh.
- Khi nồng độ ôxy từ 10% đến 6%: Bất tỉnh, rối loạn thần kinh trung ương, da tái xanh.
- Khi nồng độ ôxy dưới 6%: Hôn mê, ngừng thở, sau 3 đến 6 phút thì tim ngừng đập.
Nguyên nhân tạo nên sự thiếu hụt ôxy
Do sự tiêu huỷ ôxy trong không khí từ sự phát sinh ra rỉ trong các cấu trúc của các tank két mà ở đó hầu như không được thông gió, các hầm hàng xếp hoặc tồn đọng nhiều vỏ gỗ, do mùi tanh của cá, các chất bảo quản...cũng sinh ra hiện
tượng suy giảm lượng khí ôxy trong đó.
Phương pháp phòng chống sự thiếu hụt ôxy
Phương pháp duy nhất và đơn giản nhất là thông gió khu vực kín trước khi
59