Các thị trường chủ lực của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 31 - 36)

Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc xuất khẩu 2,2 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2013 đại diện cho 12,2% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, ước tính tổng thể khoảng 18 nghìn tỷ USD. Top các nước là đối tác nhấp khẩu của Trung Quốc: dưới đây là danh sách top 15 đối tác thương mại của Trung Quốc có giá trị nhập khẩu lớn nhất theo giá trị đồng USD trong năm 2013:

Quốc gia và vùng lãnh thổ Trị giá nhập khẩu (Đvt: USD)

Chiếm % tổng xuất khẩu của Trung Quốc

Hồng Kông 384,854,022,000 17,4% Hoa Kỳ 369,111,212,000 16,7% Nhật Bản 150,388,804,000 6,8% Hàn Quốc 91,196,702,000 4,1% Đức 67,364,998,000 3% Hà Lan 60,328,824,000 2,7%

Vương quốc Anh 50,957,385,000 2,3%

Liên bang Nga: 49,601,249,000 2,2%

Việt Nam 48,594,333,000 2,2% Ấn Độ 48,449,347,000 2,2% Malaysia 45,931,114,000 2,1% Singapore 45,879,931,000 2,1% Đài Loan 40,664,980,000 1,8% Úc 37,563,451,000 1,7% Indonesia 36,948,166,000 1,7%

Bảng 3: top 15 đối tác thương mại của Trung Quốc có giá trị nhập khẩu lớn nhất theo giá trị đồng USD trong năm 2013

Biểu đồ 5: Giá trị xuất khẩu ở các thị trường chủ lực của Trung Quốc năm 2013

Hơn hai phần ba (69,1%) kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2013 đã phân bổ cho 15 đối tác thương mại trên. Từ 2009 đến 2013, mỗi quốc gia trong danh sách trên đều tăng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc với mức tăng tối thiểu là 34,9% đối với Đức và có lúc lên đến 198,1% đối với Việt Nam.

1.2.3.1 Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao:

Sau khi phân tích dữ liệu năm 2013 trong 50 quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc thì có 15 quốc gia có tốc độ gia tăng hàng nhập khẩu lên đến 130% hoặc nhiều hơn kể từ năm 2009. Trong đó có 7 quốc gia đến từ khu vực Châu Á, do khoảng cách địa lý cũng có tác động to lớn đến quyết định nhập khẩu của các quốc gia.

Tuy nhiên, năm quốc gia từ lục địa khác, cụ thể là Nam Mỹ (Peru, Colombia, Chile, Brazil và Argentina) là các quốc gia đang gia tăng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ phần trăm cao nhất. - 100.000.000.000 200.000.000.000 300.000.000.000 400.000.000.000 500.000.000.000 600.000.000.000 700.000.000.000 800.000.000.000

Top 15 quốc gia có giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, được liệt kê theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong giai đoạn năm năm kết thúc vào năm 2013:

Quốc gia và vùng lãnh

thổ Trị giá nhập khẩu từ TQ 2013 so với 2009

Iraq 6,895,185,000 Tăng 275,1%

Myanamar (Miến Điện) 7,349,194,000 Tăng 225%

Việt Nam 48,594,333,000 Tăng 198,1%

Peru 6,186,305,000 Tăng 194,7% Colombia 6,829,561,000 Tăng 185% Nga 49601249000 Tăng 183,2% Chile 13,109,071,000 Tăng 166% Brazil 36,192,015,000 Tăng 156,3% Argentina 8,750,546,000 Tăng 151,2% Indonesia 36,948,166,000 Tăng 151%

Thái Lan 32,739,436,000 Tăng 146%

Mexico 28,971,171,000 Tăng 135,6%

Malaysia 45,931,114,000 Tăng 134%

Hồng Kông 384,854,022,000 Tăng 131,5%

Philippines 19,835,685,000 Tăng 131,1%

Bảng 4: Top 15 quốc gia có mức tăng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc cao

1.2.3.2 Một số thị trường tiêu biểu:

1.2.3.2.1 Thị trường Hoa Kỳ:

Sau khi thiết lập các mối quan hệ ngoại giao vào tháng 1-1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kí kết Hiệp định Thương mại chung, tiếp theo là các hiệp định trong một số lĩnh vực bao gồm hàng dệt, hàng không, quan hệ đường biển và buôn bán thóc lúa.

Năm Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (tỷ USD) So với năm trước 2008 337,772 2009 296,373 Giảm 12,26% 2010 364,952 Tăng 23,14% 2011 399,371 Tăng 9,45% 2012 425,626 Tăng 6,57% 2013 440,447 Tăng 3,48%

Bảng 5: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ

(Nguồn: The United States Census Bureau/www.census.gov)

Quan hệ song phương đã được mở rộng một cách nhanh chóng cả ngắn hạn và dài hạn, buôn bán song phương có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa. Trung Quốc cần công nghệ, vốn và thị trường của Mỹ, Mỹ cần thị trường Trung Quốc và những sản phẩm giá hợp lí của Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng dần qua các năm đối với các mặt hàng như quần áo, dệt, thóc gạo, dầu, hoá chất, thép, máy móc, đồ điện... Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt khoảng 338 tỷ USD. Do cuộc khủng hoảng toàn cầu, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỷ chỉ còn 296 tỷ USD (giảm 12,26% so với năm 2008). Đến năm 2010, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ tăng 23,14% so với năm 2009. Trong giai đoạn 2009 đến 2013, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ tăng qua mỗi năm. Đến năm 2013, tổng trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ khoảng 440,4 tỷ USD, tăng 30,4% so với năm 2008.

1.2.3.2.2 Thị trường ASEAN:

Trong những năm gần đây, khu vực ASEAN thu hút sự chú ý của thế giới bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ và quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh tế toàn cầu. Đây lại là khu vực nằm liền kề Trung Quốc và là quê hương mới của khoảng 24 triệu người Hoa. Với những đặc điểm đó, Trung Quốc rõ ràng có lợi thế thị trường ở khu vực này và có những

điều kiện để thiết lập ảnh hưởng của mình ở ASEAN. Kim ngạch song phương giữa 2 bên không ngừng tăng, lợi thế xuất khẩu có phần nghiêng về Trung Quốc.

Đặc biệt là sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng vượt bậc qua các năm, trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAn cũng tăng trưởng không ngừng, hiện nay ASEAN đã là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc.

Năm Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (tỷ USD) So với năm trước

2005 61,114.5 2006 75,004.2 Tăng 22,73% 2007 93,154.6 Tăng 24,2% 2008 109,243.2 Tăng 17,27% 2009 96,622.0 Giảm 11,55% 2010 118,938.6 Tăng 19,39% 2011 152,551.5 Tăng 28,26% 2012 177,592.8 Tăng 16,41%

Bảng 6: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của ASEAN

(Nguổn: ASEAN Stattistical Yearbook 2013)

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 61,114.5 tỷ USD, đến năm 2012 con số này đã tăng gần 3 lần lên mức 177,592.8 tỷ USD, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đa dạng hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN là các sản phẩm điện tử và máy móc, khoáng sản, hóa chất, hàng dệt may, dầu tinh chế, ngũ cốc...

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)