Sau khi ViệtNam gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 42 - 46)

2.1.2.1 Giai đoạn 2007-2013

Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế đã tạo ra cho nước ta những cơ hội lớn, vừa đặt ra những yêu cầu mới và thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế - xã hội nước ta. Quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là tác động mạnh đến cán cân thương mại Việt Nam.

Việt Nam gia nhập WTO, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tuân thủ theo nguyên tắc và quy định của WTO, theo đó sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi theo quy định của WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường mạnh hơn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, mọi tranh chấp phát sinh sẽ được xử lý trong khuôn khổ WTO. Do vậy, sau khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đã có những biến đổi đáng kể.

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng từ gần 4 tỷ USD năm 2002 lên 10,4 tỷ USD năm 2006 và trong năm 2007 con số này tăng lên hơn 15,4 tỷ (theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc-Bảng 9). Tăng trưởng xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2007-2013 là 18,7%, với Trung Quốc cao hơn tới 22,6%. Nhập khẩu tăng bình quân 16,7% nhưng riêng với Trung Quốc tăng 25,8%. Mức tăng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu dẫn đến nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh(theo biểu đồ 8).

Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Cán cân thương mại Tốc độ tăng XK (so với năm trước) 2007 3260 12140 -8880 7.5 2008 4068 15432 -11364 25

Bảng 9: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007-2008

(Đơn vị: Triệu USD, %-Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc)

Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007-2013

Nguồn: www.vietfin.net

Giải thích cho việc tăng vượt vào năm 2007, và có sự giảm xuống về con số tương đối vào năm 2008 của kim ngạch xuất nhập khẩu nói trên là do nguyên nhân chủ yếu sau: Việt Nam là thành viên của WTO, theo đó sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi theo quy định của WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường mạnh hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Và ngược lại: chính sách thương mại của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ tạo cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế nói chung và các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn. Chính những thuận lợi của việc gia nhập WTO

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2007 2008 2009 2010 2011 2013 Nhập khẩu Xuất khẩu

đã đưa kim ngạch song phương giữa hai nước tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sang năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch giảm so với năm 2007. Do năm 2008, hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Việt Nam và Trung Quốc cũng không năm ngoài danh sách các nước chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên.

Cán cân thương mại:

Từ bảng 9, nhận thấy rằng, sau khi gia nhập WTO, tình trạng nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc không những không được cải thiện mà còn tăng lên với tốc độ cao hơn. Năm 2007, Việt Nam nhập siêu là 8880 triệu USD, năm 2008 tăng lên 11364 triệu USD. Con số này vào năm 2005 là: 2817,9 triệu USD và năm 2006 là 4360 triệu USD. Nguyên nhân là do doanh nghiệp của chúng ta là những doanh nghiệp nhỏ, đã quen làm ăn với Trung Quốc theo kiểu buôn bán trao tay, không theo một quy chuẩn của WTO. Nay, phải làm ăn chính quy thì phải có thời gian. Đấy cũng là một thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, trong quan hệ buôn bán các doanh nghiệp Trung Quốc tỏ ra rất nhạy bén, linh hoạt thích ứng với những thay đổi của các chính sách và pháp luật của Việt Nam. Do đó, họ luôn giành thế chủ động để xâm nhập hàng hóa vào Việt Nam. Như chúng ta đã biết, vào WTO là chấp nhận cạnh tranh bình đẳng và cả thế giới đều rất khó cạnh tranh với hàng loạt sản phẩm có lợi thế của Trung Quốc như dệt may, da giày, hàng điện tử dân dụng … Nguyên nhân sâu xa của tình hình này là do cơ cấu của hai nền kinh tế là tương tự nhau nhưng Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh của Trung Quốc cũng cao hơn Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu và những nét tương đồng về tiêu dùng, văn hóa cũng dẫn đến việc nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh. Do có nhiều sản phẩm tương tự như Việt Nam nên việc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc là cần thiết.

2.1.2.2 Giai đoạn nửa đầu năm 2014 (đến tháng 7/2014):

Kim ngạch xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 8,61 tỷ USD, tăng 17,58% so với cùng kỳ năm 2013. Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đã đạt 7,38 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ 2013. Tuy nhiên, dấu hiệu xuất khẩu sang Trung Quốc tăng chậm lại trong hai tháng 5 và 6. Nguyên nhân là do những tác động của diễn biến phức tạp trên biển Đông.

Hiện nay, một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Thị trường này chiếm 40% thị phần xuất khẩu lúa gạo và cao su. Thanh long, bột sắn xuất sang Trung Quốc cũng chiếm tới 80 - 90% tổng lượng xuất khẩu. Trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang nước này bằng đường tiểu ngạch. Hiện tại, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động thương mại tiểu ngạch về nông sản. Rất có thể tới đây, một số cửa khẩu của Trung Quốc sẽ đóng cửa một thời gian, ngừng giao thương nông sản để chấn chỉnh các quy định.

Tình hình nhập khẩu:

Tính đến hết tháng 7/2014, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, lên đến 14,56 tỷ USD, trung bình mỗi tháng kim ngạch nhập siêu là 2,08 tỷ USD/tháng.

Tuy có biến động trên Biển Đông nhưng do quan hệ giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc đang mang lại thặng dư thương mại cho Trung Quốc hơn 12% tổng thặng dư thương mại hàng năm của Trung Quốc nên không có sự ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, quan hệ thương mại với Trung Quốc chủ yếu là khối tư nhân, khối doanh nghiệp nhà nước bị tác động nếu có sẽ rất hạn chế, trong khi tác động đến khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể xảy ra nhưng xác suất nhỏ và tác động cũng không quá.

2.2 Xuất nhập khẩu với Trung Quốc theo ngành hàng: 2.2.1 Trước khi gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 42 - 46)