Tăng trưởng GDP và kim ngạch XNK phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tại buổi họp báo về kinh tế - xã hội 6 tháng của Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết GDP Việt Nam ước giảm khoảng 10% giả sử kịch bản xấu nhất khi mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc ngưng trệ và các doanh nghiệp trong nước không tìm được thị trường xuất, nhập khẩu thay thể. Chẳng hạn quy mô GDP hiện tại là 156 tỷ USD, sẽ co hẹp còn 141 tỷ USD", ông Lâm nói: “ Không chỉ vậy, GDP năm 2014 có thể chỉ ở mức 5,5 - 5,6%, không đạt mục tiêu 5,8% đã đề ra do chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu dệt may, linh kiện điện tử, máy móc từ Trung Quốc” Trong họp báo, chuyên gia kinh tế Phạm Lợi đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận định Trung Quốc+3 gồm Macau, Hong Kong và Đài Loan ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất Việt Nam, bởi nguyên phụ liệu sản xuất đa số có xuất xứ từ nhóm này (chiếm 30-40%) và cả những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nhập khẩu lớn từ Trung Quốc+3.

Theo số liệu mới nhất từ Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, trong8 tháng năm 2014, thị trường xuất khẩu vẫn tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 15,2% và chiếm tỷ trọng 10,1%. Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á

vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 81,0%, trong đó Trung Quốc chiếm 28,9% trong tổng KNNK của cả nước. Đáng lo ngại nhất là tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần một ba kim ngạch cả nước. Từ tỷ trọng này có thể tính được lượng giá trị xuất nhập khẩu mất đi nếu thị trường Trung Quốc bỏ rơi Việt Nam.

Từ những số liệu trên có thể thấy thị trường Trung Quốc khiến nước ta không thể chủ động trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, mà cơ bản nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP hằng năm cũng như chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Thị trường nào cũng có tác động nhất định đến GDP của đất nước nhưng Trung Quốc lại mang lại tác động quá lớn khi lượng giảm GDP ước tính giảm hơn gấp đôi chỉ tiêu tăng trưởng GDP quốc gia nếu ngưng giao dịch với Tring Quốc. Do vậy, vô tình nhập khẩu từ Trung Quốc hay rộng hơn là thương mại với Trung Quốc đang điều khiển các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam hay nó có một quyền lực nhất định trong nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu nước ta.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)