2.4.1.1 Từ Trung Quốc:
2.4.1.1.1 Vị trí địa lý thuận lợi:
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên đất liền dài 1.350 km, đi qua 6 tỉnh, 33 huyện của nước ta và cùng tiếp giáp khu vực biển Đông, vì vậy thuận lợi về giao thông nên dẫn đến chi phí vận chuyển rẻ, góp phần làm giá thành sản phẩm rẻ hơn, đồng thời thời gian vận chuyển lại nhanh. Tuy chỉ giáp Trung Quốc ở vùng Quảng Tây, Vân Nam rất xa thị trường trung tâm của Trung Quốc, nhưng buôn bán với thị trường Việt Nam vẫn diễn ra tấp nập. Chính quyền địa phương tại các tỉnh này có quyền trong việc xử lý các hoạt động buôn bán ở cửa khấu, được giữ lại thuế để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa qua cửa khẩu.
Điều này cũng dẫn đến việc đẩy mạnh tăng trưởng của Trung Quốc kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn khi nhiều dự án của Trung Quốc cho những sản phẩm chất lượng thấp, hoặc đầu tư quá nhiều vào một số lĩnh vực sẽ dẫn đến dư thừa công suất làm cho lượng tồn kho lớn. Lúc đó Việt Nam ở cạnh Trung Quốc dễ phải hứng chịu những đợt sóng hàng kém chất lượng và hàng tồn kho này vì đây là con đường dễ dàng và ít tốn chi phí nhất. Việc
này một phần cứ tiếp diễn là vì nhà nước ta vẫn chưa quản lý được việc buôn bán số lượng lớn qua biên giới với Trung Quốc, và phần còn lại là vì nhận thức của người dân cũng như mưu mô của các thương gia Trung Quốc. Như việc thương lái Trung Quốc sang và mua những mặt hàng rất khó hiểu (như mua rễ cây, sừng/móng trâu bò…), thực chất là mang tính chất phá hoại đối với nền kinh tế. Sau khi thu mua móng trâu/bò với giá cao, và người nông dân giết trâu/bò để lấy móng thì thương lái Trung Quốc chào bán máy cày với giá rẻ nhưng thực ra chỉ mới là công nghệ thử nghiệm ở nước họ. Đến khi máy cày không còn sử dụng được, họ chuyển sang bán cho nông dân ta giống trâu/bò với giá cao ngất ngưỡng. Đây cũng chính là phần khó kiểm soát nhất, gây mất ổn định, rủi ro và thua thiệt cho Việt Nam.
Một vấn đề vô hình nữa gây ra bởi biên giới chung giữa hai nước là buôn bán qua đường tiểu ngạch. Mặc dù, cho đến thời điểm này vẫn chưa có những số liệu chính thức về thương mại tiểu ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian gần đây, nhưng chắc chắn con số này không phải là nhỏ vì năm 2010, Bộ Công thương thống kê giá trị buôn bán tiểu ngạch lúc đó là khoảng 10 tỉ đô la chưa kể những khối lượng giao dịch không qua kê khai, trốn thuế, hàng lậu… các cửa khẩu chính yếu tập trung ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Chủ yếu nông sản của VN xuất sang TQ đều qua đường tiểu ngạch, do vậy phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cầu từ Trung Quốc, đẩy giá trị xuất khẩu của nước ta với Trung Quốc lên cao. Ví dụ, đối với mặt hàng thanh long có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 67% tổng kim ngạch xuất khẩu; mủ cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu; hạt điều xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20%, sắn chiếm 100%. Buôn bán tiểu ngạch phần nào sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sức sáng tạo của người sản xuất nội địa khi họ ít quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa hàng hóa và chuyên nghiệp trong kinh doanh quốc tế. Ngược lại Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu bằng đường chính ngạch, nhưng chúng vẫn chưa quản lý được chất lượng hàng Trung Quốc nhập khẩu vào nước một cách đủ chặt chẽ, mặt dù nó vẫn mang lại cho nước ta một lượng thu nhập nhất định.
2.4.1.1.2 Chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc:
Lượng hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu và tiêu thụ ngày càng tăng ở các nước là do Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, như: chính sách hoàn thuế, chính sách tiền tệ, hỗ trợ lãi suất…
➢ Hỗ trợ về thuế suất:
Để khuyến khích xuất khẩu, năm 1999, Tổng cục thuế Trung Quốc đã tăng mức hoàn thuế GTGT vài lần, và mức cao nhất là 17% (tức là hoàn thuế 100%) đối với một số loại hàng chế biến để xuất khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc thực hiện một chương trình khuyến khích về thuế. Thuế suất GTGT chung là 17%, song đối với các mặt hàng thiết yếu như nông nghiệp hay hàng chuyên dụng chỉ chịu mức 13%. Những doanh nghiệp nhỏ (doanh thu hàng năm dưới 1 triệu NDT, hoặc bán buôn đạt dưới 1,8 triệu NDT) chịu GTGT 6%. Không giống như những đối tượng chịu GTGT khác, kinh doanh nhỏ không được hoàn thuế đầu vào cho GTGT trả cho hàng mua của họ. Nhiều quy chế khác nhau áp dụng cho việc giảm thuế. Có thể được giảm thuế tính theo thời gian thành lập doanh nghiệp.
Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục được Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao. Chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng hoá công nghệ cao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô.
➢ Chính sách kinh tế hướng xuất khẩu:
Chính phủ Trung Quốc thực hiện từ việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng (được đầu tư thông qua các tập đoàn kinh tế thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương), hỗ trợ cơ sở pháp lý, linh
hoạt trong điều hành chính sách tài chính thông qua vận hành các quỹ hỗ trợ xuất khẩu và chính sách ngoại hối, tỷ giá trong hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu.
➢ Chính sách tiền tệ:
Đầu năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng cho đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT lên 8,7 NDT/USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá đã giúp cho cán cân thương mại Trung Quốc được cải thiện, mức tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Việc phá giá đồng NDT, cho phép tỷ giá đồng NDT được định giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc được bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa tăng lên. Đặc biệt, năm 2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chính sách thả nổi tỷ giá, cho phép biến động tới 0,3% /ngày. Do vậy, lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng mỗi năm 20%, gấp nhiều lần so với hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất chỉ từ 1 - 2% để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng. Những điều kiện đó đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất.
2.4.1.1.3 Chủ trương hàng giá rẻ, đa dạng hóa loại hàng:
Khi nhắc đến hàng hóa từ Trung Quốc, đặc điểm đầu tiên người ta thường nhớ đến là giá rẻ. Điều này được lý giải bởi vì hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với khối lượng cực lớn làm chi phí sản xuất trên một đầu sản phẩm nhẹ đi rất nhiều. Thứ hai, hàng hóa được sản xuất bằng những nguyên liệu tái sinh giá rẻ, sử dụng công nghệ đã được nội địa hóa. Thứ ba, giá thành lao động cũng rất rẽ mặt dù những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên.
Ngoài ra, Trung Quốc sản xuất ra nhiều cấp độ chất lượng hàng hóa: loại tốt, loại trung bình và loại chất lượng thấp với giá cực rẻ. Người ta lấy lãi của cấp độ này bù cho cấp độ
khác, lấy lãi thu ở đầu vụ để bù cho hàng hóa bán ở cuối vụ và trái vụ. Cách phân chia này giúp Trung Quốc bao trùm ở tất cả các thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cũng như để phù hợp với quy định của các nước xuất khẩu,. Ví dụ, Trung Quốc thường xuất khẩu sang Việt Nam hàng hóa giá rẻ trong khi đó xuất khẩu sang một vài thị trường khó tính khác hàng hóa chất lượng cao hơn. Do vậy, thị trường và thị phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều gia tăng. Không những gia tăng về mặt giá trị hàng hóa, nó còn gia tăng cả sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc vì rất khó để kiếm được nguồn nguyên vật liệu hàng hóa rẻ như vậy.
Trong khi đó, thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam có 3 cấp độ: hàng cấp độ 1 là những mặt hàng có chất lượng rất cao của những thương hiệu lớn từ các nước như Ý, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Trong phân khúc này hàng Việt Nam chưa với tới được. Cấp độ 2 là những hàng hóa phục vụ cho tầng lớp có thu nhập trung bình khá trở lên. Với chính sách ưu tiên của nhà nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho đến nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng chiếm lĩnh được phân khúc này. Cụ thể là trong các siêu thị, hàng hóa của Việt Nam đã chiếm số lượng lớn. Nhưng ở cấp độ 3 là những mặt hàng có chất lượng trung bình, thấp với giá rẻ hoặc cực rẻ để cung cấp cho đại đa số người dân vùng nông thôn rộng lớn và dân nghèo thành thị trong suốt thời gian qua hàng Trung Quốc giá rẻ đã gần như chiếm trọn phân khúc này.
Về mảng nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng là nhà cung cấp giá rẻ không chỉ vì giảm thiểu trong chi phí vận tải mà còn vì Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có tài nguyên dồi dào. Theo tính toán của Sở Công thương, các doanh nghiệp vẫn có khả năng nhập khẩu từ các thị trường khác có chất lượng cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông…Vấn đề quan trọng là, nếu chuyển hướng nhập khẩu, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên.
Tính toán của Sở Công thương TP.HCM cho thấy, nếu nhập khẩu từ nguồn khác thay vì Trung Quốc, đối với nguyên liệu vải phục vụ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu có thể tăng từ 10-15%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày phục vụ cho sản xuất ngành may và da giày xuất khẩu tăng từ 7-10%. Riêng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, có thể nhập khẩu từ thị
trường Malaysia, Ấn Độ nhưng nguồn gốc hàng vẫn là Trung Quốc (vì nước này chủ yếu sản xuất mặt hàng này) nên giá nhập khẩu sẽ tăng từ 15-20%.
2.4.1.1.4 Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch lên cao:
Xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước này. Tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Vào những năm mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90%.
Biểu đồ 11: Tỷ trọng hàng công nghiệp trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001-2013
Nguồn: http://comtrade.un.org/
Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp. Đối với các mặt hàng công nghiệp này, nó đòi hỏi trình độ nhân công cao để đáp ứng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. 2.4.1.1.5 Phá giá đồng nội tệ
Vào năm 1994, sau thời gian gây dựng năng lực sản xuất hùng mạnh Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ. Vào ngày 21/7/2005, trong một thông cáo gây bất ngờ kinh tế toàn
90,12% 92,09% 93,61% 94,93% 94,79% 94,78% 95,20% 87,00% 88,00% 89,00% 90,00% 91,00% 92,00% 93,00% 94,00% 95,00% 96,00% 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Tỷ trọng hàng công nghiệp
thế giới, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết: hủy bỏ tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD đã xác lập trong 10 năm qua. Ngay sau đó đồng Nhân dân tệ đã được cho "mất giá 2,1%". Trong khi tỷ giá Việt Nam vẫn gắn vào đồng USD, điều này khiến đồng tiền Việt Nam quá cao so với đồng Nhân dân tệ. Hai năm sau đó, Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ theo như yêu cầu của Mỹ và châu Âu, nhưng không được bao lâu thì ngân hàng trung ương Trung Quốc lại để cho đồng tiền Trung Quốc bị mất giá trở lại vào khoảngg cuối 2008.
Việc làm này từ phía Trung Quốc đã đưa hàng hóa do Trung Quốc sản xuất về mức giá rất rẻ, rẻ hơn nhiều so hàng Việt Nam nên hàng hóa của Trung Quốc tràn lan thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu. Vấn đề này có 2 mặt vì đối với các mặt hàng mà Việt Nam cần nhập khẩu, và không có khả năng sản xuất được thì đây là dấu hiệu tốt vì sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu, nguồn hàng giá rẻ. Nhưng mặt khác, nếu nhập khẩu quá nhiều loại hàng hóa thì chính thị trường nội địa cũng sẽ bị rơi vào tay của Trung Quốc. Khi đã thâm nhập trong thời gian dài, doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc có thời gian để sản xuất nhiều, tích lũy kinh nghiệm, công nghệ, chú trọng vấn đề mẫu mã đẹp, có nhiều cách thức quảng cáo sản phẩm, tiếp cận và lấn chiếm thị trường thông minh vì vậy thương nhân, tiểu thương Việt Nam thấy thu được lợi nhuận lớn từ việc nhập hàng hóa Trung Quốc để bán tại thị trường Việt Nam nên hàng hóa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường.
Đối với thị trường thế giới: Việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ sẽ làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu ở Trung Quốc rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới. Ví dụ như mặt hàng giày da của Việt Nam xuất sang EU thường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc – vì bản thân họ đã có lợi thế và nguồn nguyên liệu và lực lượng nhân công dồi dào.
Điều này gây nên nhiều phản đối từ công đồng quốc tế. Trong nhiều tháng, Washington, và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc, đã gây sức ép để cho đồng tệ tăng giá. Hoa Kỳ muốn đó là Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ, như các đồng tiền lớn khác trên thế giới, điều thể làm cho đồng tệ tăng giá đến 20%., trong chuyến công du đầu
tiên tới Trung Quốc của Tổng thống Obama, ông đã hối thúc Chính phủ Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ, nhưng đáp lại, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã không trả lời gì về điều này. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Jean-Claude Trichet cũng kêu gọi về một đồng Nhân dân tệ mạnh. Thế nhưng Trung Quốc sẽ chỉ điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ khi thấy phù hợp chứ không phải do áp lực từ phía thế giới.
2.4.1.1.6 Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam:
Trung Quốc không chỉ là bạn hàng lớn mà còn đang là chủ thầu ở nhiều dự án khá quan trọng, nhạy cảm trong giao thông, năng lượng ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ kinh tế Từ Thuý Anh và Tiến sĩ Nguyễn Bình Dương (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR, Đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cao như vậy là do sự áp đảo của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án lớn ở Việt Nam. Có đến 90% dự án công nghiệp nặng như các công trình điện, khai khoáng,