Ảnh hưởng tiêu cực từ sự phụ thuộc nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 63)

Vấn đề biển Đông bắt đầu sôi nổi khi Trung Quốc tiến hành đặt giàn khoan Hải Dương vào tháng 5 năm nay. Tuy nhiên, trước đó đã có khá nhiều vụ gây hấn từ phía Trung Quốc trên các vùng đảo Hoàng Sa-Trường Sa nhưng phản ứng nước ta trước các vụ việc còn khá yếu. Một trong những lí do tác động chính là sự phụ thuộc phát triển nền kinh tế quá nhiều vào trung Quốc khiến ta e dè trong việc lên tiếng về vấn đề Biển Đông, chúng ta hướng đến giải pháp tìm kiếm đồng minh mạnh hơn như Mỹ, EU, và liên kết với các nước Châu Á, ASEAN để có tiếng nói chung. Mặc dù không có phát biểu chính thức nào từ phía chính phủ nhưng đây là một trong những vấn đề nhạy cảm, dễ gặp phải đối với đa số các quốc gia. Một ví dụ điển hình là xung đột giữa Nga và Ukraine:

Trong tình hình căng thẳng trong cuộc xung đột gữa Nga và Ukraine, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga hôm qua đã cắt mọi nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vào ngày 09/10/2014. Trước đó, ngày 07/03 Nga đã đe dọa cắt đường ống dẫn khí đốt đến Ukraine sau khi phương Tây đe dọa trừng phạt Nga. (Theo báo Thanh Niên-ngày 10/10/2014).

Những hành động trên thường được gọi là trả đũa chính trị bằng các biện pháp kinh tế. Khi xảy ra xung đột, mọi hành động cả hai bên đều phải cân nhắc đến mối quan hệ kinh tế, khi một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nước còn lại thì các biện pháp hòa bình thường được ưu tiên.

Quay về Việt Nam, chúng ta đã phần nào nắm bắt được điểm yếu này của mình để cải thiện vấn đề khi chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, ngoài hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng GDP, thu chi ngân sách..., Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm tới là phát triển mạnh thị trường trong nước, đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu nhằm tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay bất cứ nền kinh tế nào.Tuy nhiên có thể chúng ta vẫn sẽ không quay đầu nhìn lại cho đến khi vấn đề tranh chấp biển Đông nổi lên và cảm nhận thế yếu của mình trên trường Quốc tế.

2.3.2 Tăng trưởng GDP và kim ngạch XNK phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc:

Tại buổi họp báo về kinh tế - xã hội 6 tháng của Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết GDP Việt Nam ước giảm khoảng 10% giả sử kịch bản xấu nhất khi mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc ngưng trệ và các doanh nghiệp trong nước không tìm được thị trường xuất, nhập khẩu thay thể. Chẳng hạn quy mô GDP hiện tại là 156 tỷ USD, sẽ co hẹp còn 141 tỷ USD", ông Lâm nói: “ Không chỉ vậy, GDP năm 2014 có thể chỉ ở mức 5,5 - 5,6%, không đạt mục tiêu 5,8% đã đề ra do chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu dệt may, linh kiện điện tử, máy móc từ Trung Quốc” Trong họp báo, chuyên gia kinh tế Phạm Lợi đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận định Trung Quốc+3 gồm Macau, Hong Kong và Đài Loan ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất Việt Nam, bởi nguyên phụ liệu sản xuất đa số có xuất xứ từ nhóm này (chiếm 30-40%) và cả những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nhập khẩu lớn từ Trung Quốc+3.

Theo số liệu mới nhất từ Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, trong8 tháng năm 2014, thị trường xuất khẩu vẫn tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 15,2% và chiếm tỷ trọng 10,1%. Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á

vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 81,0%, trong đó Trung Quốc chiếm 28,9% trong tổng KNNK của cả nước. Đáng lo ngại nhất là tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần một ba kim ngạch cả nước. Từ tỷ trọng này có thể tính được lượng giá trị xuất nhập khẩu mất đi nếu thị trường Trung Quốc bỏ rơi Việt Nam.

Từ những số liệu trên có thể thấy thị trường Trung Quốc khiến nước ta không thể chủ động trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, mà cơ bản nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP hằng năm cũng như chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Thị trường nào cũng có tác động nhất định đến GDP của đất nước nhưng Trung Quốc lại mang lại tác động quá lớn khi lượng giảm GDP ước tính giảm hơn gấp đôi chỉ tiêu tăng trưởng GDP quốc gia nếu ngưng giao dịch với Tring Quốc. Do vậy, vô tình nhập khẩu từ Trung Quốc hay rộng hơn là thương mại với Trung Quốc đang điều khiển các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam hay nó có một quyền lực nhất định trong nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu nước ta.

2.3.3 Phụ thuộc nguồn cung nguyên vật liệu cho một số ngành trọng điểm:

Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP.HCM nêu ra về tình trạng của doanh nghiệp nhựa trên địa bàn: “Doanh nghiệp nhựa thành phố đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, phụ thuộc đến 90% máy móc và 80% nguyên phụ liệu, vật tư phụ trợ ngành nhựa”. Tương tự, ngành dệt may da giày xuất khẩu có thể gặp khủng hoảng vì phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập của Trung Quốc. Do vậy, nếu phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, việc Trung Quốc ngừng quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ tác động đến nền kinh tế của Việt Nam rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất trong nước, nhất là ở những ngành phát triển trọng điểm. Hơn nữa, tác động không chỉ dừng lại ở những ngành đòi hỏi máy óc công nghệ cao mà ở cả ngành nông nghiệp: kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ bị ảnh hưởng lớn do tổng lượng mặt hàng này xuất qua Trung Quốc chiếm tỷ lệ hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước, nhưng ngành này còn nhập khẩu lượng lớn thức ăn, thuốc sinh trưởng từ Trung Quốc. Do vậy kim ngạch xuất khẩu giảm đồng thời ngành nuôi trồng trong nước cũng bị chao đảo.

2.3.4 Thiếu động lực thúc đẩy nghiên cứu phát triển:

Có một thực tế đáng lo ngại là không kể hàng tiêu dùng, hàng loạt công trình, dự án, kể cả công trình, dự án quan trọng từ nhà máy nhiệt điện đến xi măng, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng ta đều sử dụng hàng từ Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất. Công nghệ Trung Quốc rẻ, sẵn có và dễ sử dụng nhưng về lâu dài, việc này không chỉ khiến Việt Nam luôn ở nấc thang thấp hơn Trung Quốc về mặt công nghệ sản xuất mà còn làm suy giảm động lực nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ Trung Quốc sẽ cho năng suất lao động thấp, tiêu hao năng lượng cao, hiệu quả kém và đặc biệt là không ít thiết bị, máy móc, công trình chỉ vừa mới đi vào sản xuất, đi vào vận hành đã phải sửa chữa, thay thế. Điều này để lại những hậu quả lâu dài cho các nhà sản xuất trong nước nói riêng và làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

Theo TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR),Việt Nam đang rơi vào bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm, hay còn gọi là bẫy tự do hóa thương mại trong mối quan hệ Việt – Trung. Cụ thể là Việt Nam tuy giàu tài nguyên nhưng lại có trình độ công nghiệp hóa thấp hơn Trung Quốc. Nền kinh tế trong nước bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang quốc gia xuất khẩu tài nguyên, đặc biệt là Việt Nam. Hậu quả là sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị thu hẹp, hàng hóa do Việt Nam sản xuất phục vụ thị trường nội địa bị cạnh tranh gay gắt. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng suất do sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới, sáng tạo. Đây chính là lí do vì sao ngành công nghiệp phụ trợ nướ ta vẫn cứ ì ạch, không thể phát triển, nguồn cung giá rẻ từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư e dè trong các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, nhà sản xuất thì ỷ lại thị trường cung cấp lớn này.

2.3.5 Người tiêu dùng trong nước chịu hậu quả hàng hóa chất lượng thấp từ TQ:

Người tiêu dùng phải nhắc đến đầu tiên là chính phủ với các dự án đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận, sử dụng trang thiết bị, máy móc, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra nhà nước còn tiêu dùng chính phủ vào một số mặt hàng của Trung Quốc với số lượng lớn.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất ở các ngành điện lực, cơ khí. Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí VN, tính đến nay VN đã cho các nhà thầu TQ làm tổng thầu theo công thức chìa khóa trao tay (EPC) 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản (bauxite), 49/62 dự án xi măng, 16/27 nhà máy nhiệt điện và hàng loạt dự án giao thông khác... Riêng trong lĩnh vực điện, theo khảo sát, đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí VN (có sự xác nhận của Bộ Công thương), đa số các dự án nhiệt điện bị chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm; chất lượng thiết bị không đồng đều, không đúng so với cam kết ban đầu. Một chuyên gia trong ngành điện nhìn nhận: "Hầu hết trang thiết bị, máy móc và trình độ công nghệ lạc hậu của TQ đầu tư sang VN do nhà thầu nước này trúng thầu EPC. Họ đang từng bước chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nội

địa sang VN, khiến chúng ta phụ thuộc vào họ để duy trì hoạt động các nhà máy nhiệt điện”. (theo báo Thanh niên-25/08/2014)

Hay Tập đoàn hóa chất VN phải cầu cứu Bộ Tài chính, Công thương hỗ trợ Nhà máy đạm Ninh Bình - một nhà máy có quy mô vốn đầu tư lên tới 700 triệu USD, hoàn thành năm 2012 nhưng từ đó đến nay chưa năm nào có lãi - nguyên nhân được chính tập đoàn này thừa nhận “do nhà máy sử dụng dây chuyền, máy móc nhập chủ yếu từ TQ, có chất lượng trung bình nên thường xuyên xảy ra sự cố”. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu TQ, dây chuyền sản xuất hay xảy ra sự cố, tiêu hao định mức nên chưa đạt mức thiết kế. Đến nay, công ty đã có số lỗ lũy kế hơn 1.071 tỉ đồng.

Bên trên là những ví dụ điển hình cho hiện tượng “công nghệ rác Trung Quốc” khi ta nhập vào những công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc để phát triển nền kinh tế đất nước. Hậu quả nặng nề nhất trong tiêu dùng chính phủ cho hàng Trung Quốc chính là cái giá phải trả cho sự thụt lùi của nền kinh tế Việt Nam.

Đối tương tiêu dùng thứ hai chính là người dân Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu thuộc về hàng thực phẩm, gia vị, nông sản,… được bày bán tràn lan khắp các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng. Đó là do các sản phẩm này nhập khẩu qua đường mậu biên, nhà nước khó kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn ngay cả với những sản phẩm nhập khẩu qua hải quan, ví dụ điển hình là vụ bê bối sản phẩm sữa của Trung Quốc:

Năm 2008, cả thế giới rúng động vì thị trường sữa Trung Quốc đối mặt với vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử. Khi đó sữa bột trẻ em bị phát hiện nhiễm melamine - một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp. Melamine đưa vào sữa để làm tăng hàm lượng đạm giả tạo. Hiện tượng sữa nhiễm bẩn đã bị phát hiện ở 22 công ty Trung Quốc, trong đó có Sanlu (Tam Lộc), Mengniu, Yili, vàYashili. Kết quả là hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng. Trong đó, 6 trẻ đã tử vong vì đã uống loại "sữa bẩn" này. Ngành thực phẩm Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Ít nhất 11 nước đã ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trước năm 2008, kim ngạch nhập khẩu

sữa và các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam luôn trên 200 triệu USD/năm. Việt Nam không tuyên bố ngừng nhập khẩu Trung Quốc nhưng vì lo cho sức khỏe của thế hệ tương lai, khách hàng Việt Nam ngay lập tức quay lưng lại với sản phẩm sữa Trung Quốc. (Từ VTCNews-www.vtc.vn)

Hậu quả từ hàng Trung Quốc đến đời sống sức khỏe người dân là không lường trước được, việc phụ thuộc nguồn cung các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc sẽ dẫn đến hệ lụy vô cùng quan trọng về thế hệ tương lại của đất nước. Chúng ta không thể dừng nhạp khẩu từ Trung Quốc một số mặt hàng nhưng chúng ta có thể kiểm soát chất lượng, cả số lượng một cách tốt hơn, một trong những cách đầu tiên nên thực hiện là giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung này.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng nhập khẩu từ Trung Quốc: 2.4.1 Nhân tố khách quan : 2.4.1 Nhân tố khách quan :

2.4.1.1 Từ Trung Quốc:

2.4.1.1.1 Vị trí địa lý thuận lợi:

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên đất liền dài 1.350 km, đi qua 6 tỉnh, 33 huyện của nước ta và cùng tiếp giáp khu vực biển Đông, vì vậy thuận lợi về giao thông nên dẫn đến chi phí vận chuyển rẻ, góp phần làm giá thành sản phẩm rẻ hơn, đồng thời thời gian vận chuyển lại nhanh. Tuy chỉ giáp Trung Quốc ở vùng Quảng Tây, Vân Nam rất xa thị trường trung tâm của Trung Quốc, nhưng buôn bán với thị trường Việt Nam vẫn diễn ra tấp nập. Chính quyền địa phương tại các tỉnh này có quyền trong việc xử lý các hoạt động buôn bán ở cửa khấu, được giữ lại thuế để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa qua cửa khẩu.

Điều này cũng dẫn đến việc đẩy mạnh tăng trưởng của Trung Quốc kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn khi nhiều dự án của Trung Quốc cho những sản phẩm chất lượng thấp, hoặc đầu tư quá nhiều vào một số lĩnh vực sẽ dẫn đến dư thừa công suất làm cho lượng tồn kho lớn. Lúc đó Việt Nam ở cạnh Trung Quốc dễ phải hứng chịu những đợt sóng hàng kém chất lượng và hàng tồn kho này vì đây là con đường dễ dàng và ít tốn chi phí nhất. Việc

này một phần cứ tiếp diễn là vì nhà nước ta vẫn chưa quản lý được việc buôn bán số lượng lớn qua biên giới với Trung Quốc, và phần còn lại là vì nhận thức của người dân cũng như mưu mô của các thương gia Trung Quốc. Như việc thương lái Trung Quốc sang và mua những mặt hàng rất khó hiểu (như mua rễ cây, sừng/móng trâu bò…), thực chất là mang tính chất phá hoại đối với nền kinh tế. Sau khi thu mua móng trâu/bò với giá cao, và người nông dân giết trâu/bò để lấy móng thì thương lái Trung Quốc chào bán máy cày với giá rẻ nhưng thực ra chỉ mới là công nghệ thử nghiệm ở nước họ. Đến khi máy cày không còn sử dụng được, họ chuyển sang bán cho nông dân ta giống trâu/bò với giá cao ngất ngưỡng. Đây cũng chính là phần khó kiểm soát nhất, gây mất ổn định, rủi ro và thua thiệt cho Việt Nam.

Một vấn đề vô hình nữa gây ra bởi biên giới chung giữa hai nước là buôn bán qua đường tiểu ngạch. Mặc dù, cho đến thời điểm này vẫn chưa có những số liệu chính thức về thương mại tiểu ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian gần đây, nhưng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)