2.4.2.1 Tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng Việt Nam:
Người Việt có tâm lý ham của rẻ, nên chúng ta cũng để cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm chất lượng kém từ Trung Quốc vào, thậm chí hàng có những nhân tố độc hại. Như trong thời gian gần đây, các cơ quan nhà nước đã phát hiện ra các lô hàng lớn về các loại rau, củ, quả, gia vị, đồ chơi trẻ em… Trung Quốc có các hóa chất bảo quản và có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, nông sản từ Trung Quốc có dư lượng chất hóa học rất cao, trong đó có những hóa chất cấm, gây tổn hại cho sức khỏe của người dân. Việc nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc đã gây áp lực lớn nên nông sản Việt do giá thấp, dù chất lượng kém và không an toàn.
Nhưng nhìn ở mặt khác, hiện nay vấn đề an toàn sức khỏe đang được người tiêu dùng nội địa xem xét rất gắt gao, thậm chí đối với một số mặt hàng thực phẩm thì người dân đang có dấu hiệu giảm thiểu hoặc thậm chí tẩy chay nếu chúng có xuất xứ từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nội địa sẽ có cơ hội để phát triển, giành lại thị phần và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4.2.2 Cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp:
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chủ yếu vẫn là gia công các mặt hàng thủ công, da giày, quần áo, chưa dịch chuyển lên những ngành công nghiệp có giá trị cao hơn như thiết bị điện tử, lọc dầu,… Gặp phải vấn đề này chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau:
➢ Thứ nhất, trình độ và năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp:
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao động của VN được đào tạo chuyên môn và không có đủ kỷ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường, còn 80% đều lao động phổ thông, lao động trình độ thấp. Trong khi Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ có số lao động bậc cao, lao động chuyên môn tập trung đông thì Đồng bằng Sông Cửu Long lại là khu vực lao động thiếu kỹ năng nhất, trong 10 lao động chỉ có 1 người có kỹ năng chuyên môn. Các ngành nghề như Cơ khí chế tạo, vi tính
và công nghệ nguồn sinh viên ra trường đều phải được chính DN đào tạo thêm, đào tạo lại về chuyên môn mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc.
TS Nguyễn Đức Thành, GĐ Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: “Lao động Việt Nam có lợi thế trẻ, nằm trong cơ cấu dân số vàng (tỷ lệ lao động 18 – 45 chiếm số lượng lớn) – đây là cơ cấu dân số mà nhiều nền kinh tế đang mơ ước. Tuy nhiên lao động Việt Nam thường bị chê rất nhiều về ngoại ngữ cùng các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; nhân sự cao cấp so với các nước trong khu vực thì chúng ta vẫn còn khoảng cách khá lớn và đang rất thiếu những nhà quản lý doanh nghiệp Việt tài giỏi đủ sức cạnh tranh tại các thị trường khu vực. Ngoài ra, dẫn nguồn từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một số báo đưa tin NSLĐ của Việt Nam vào thuộc hàng thấp nhất khu vực. Trong năm 2012, NSLĐ của Việt Nam bằng khoảng 1/20 Mỹ, 1/14 Singapore, và 2/5 Trung Quốc hay Thái Lan.
➢ Thứ hai, cơ cấu sản xuất thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
Biểu đồ 12: Cơ cấu GDP theo nhóm ngành kinh tế qua một số năm (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn chiếm gần 20%, trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 3%. Ở nền kinh tế công nông nghiệp thì tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 15-25%, công nghiệp 25-35%, dịch vụ 40-50%, nền kinh tế công nghiệp phát triển thì tỷ trọng ngành nông nghiệp dưới 10%, công nghiệp 35-40%, dịch vụ 50-60%. Trong cơ cấu lao động theo nhóm ngành, số lao động trong khu vực nông-lâm- ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 56% năm 2012, 48% năm 2013.
Có rất nhiều mặt hàng của chúng ta lại không thể tận dụng tối đa trong sản xuất nội địa mà lại phải xuất thô sang Trung Quốc với mức giá rẻ sau đó nhập lại các nguyên liệu đã chế biến với mức giá cao hơn, đó là các mặt hàng như nông sản, thủy sản, lúa gạo đến tài nguyên khoáng sản, gỗ…
Theo Bộ NN-PTNT, số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dăm gỗ phát triển quá nhanh, không có quy hoạch, chưa gắn với vùng nguyên liệu. Nhưng điều đáng nói hơn, 70%- 80% lượng dăm gỗ xuất khẩu lại tập trung vào Trung Quốc, khi thị trường này hạn chế nhập khẩu như năm 2012 làm giá dăm gỗ xuống thấp. Người trồng rừng phải bán nguyên liệu với giá thấp. Năm 2011, Tổng Công ty Giấy Việt Nam xuất khẩu hơn 606.000 tấn dăm với giá khoảng 125USD/tấn, nhưng bột giấy nhập khẩu trở lại để sản xuất với giá 900-1.000USD/tấn. Do vậy, thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, đi sâu vào chế biến, xuất khẩu sản phẩm sau dăm gỗ là lộ trình sẽ phải hướng đến, tuy nhiên hiện tại người trồng rừng đa phần còn khó khăn, không có vốn đầu tư kéo dài thời gian trồng để có được gỗ lớn, chất lượng. (Nguồn: ĐĂNG LÃM-SGGP,2013)
2.4.2.3 Doanh nghiệp Việt Nam vì lợi ích cục bộ
Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì lợi ích cục bộ, vì lợi nhuận cao nên không quan tâm tới chất lượng, bất chấp nhiều mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là công nghệ cũ lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu vẫn sẵn sàng làm hậu thuẫn cho thương nhân Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp thực chất là của doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc nhưng đội lốt doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động.
2.4.2.4 Thiếu những hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Trong tình trạng hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam có nhiều biểu hiện bán giá phá như các mặt hàng thiết bị điện, điện tử; máy móc; dầu và nhiên liệu; sắt, thép; nhựa và sản phẩm nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; vải dệt kim, móc; hoa quả, trái cây…Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý hoàn thiện để bảo vệ thị trường trong nước khỏi làn sóng hàng hóa dồn dập của Trung Quốc mà vẫn đảm bảo không có phân biệt đối xử giữa các thị trường xuất khẩu khác nhau. Chính sách thương mại và công nghiệp của Việt
Nam chưa phát huy được tác dụng trước nguồn hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cùng loại trong nước chưa có sức cạnh tranh cao và cần nhiều sự hỗ trợ để phát triển, chính phủ chưa có các biện pháp phù hợp để tạo điều kiện cho các mặt hàng cùng loại trong nước tăng chất lượng và đứng vững hơn khi bị hàng nhập khẩu lấn át.
Dù gia nhập WTO từ năm 2007, đến nay 2014, Việt Nam đã phải chịu gần 100 vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới, song năm 2013 là lần đầu tiên Việt Nam đứng ra điều tra các nước trên thế giới bán phá giá vào Việt Nam, cụ thể đó là mặt hàng thép không gỉ, có nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kể từ ngày 5/10/2014, quyết định áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng một biện pháp chống bán phá giá sau khi hai doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ là Posco VST và Hòa Bình Inox đầu tháng 5/2013 đã nộp đơn kiện chống bán phá giá mặt hàng này và đề nghị Cục Quản lí cạnh tranh (Bộ Công Thương) điều tra việc bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên, khi bán giá thấp kỷ lục khiến doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng lao đao. Theo Bộ Công Thương một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thấp nhất chỉ 3,07%, cao nhất lên tới hơn 37%. (Nguồn: vtv.vn)
2.4.2.5 Nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị trong nước chưa đạt chuẩn
Một số máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước có chất lượng và giá cả chưa cạnh tranh được với các máy móc, thiết bị cùng loại được nhập khẩu. Đặc biệt là các loại được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan…
Do đó Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều chủng loại vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị... để phục vụ cho đầu tư xây dựng và cho sản xuất – kể cả cho gia công để xuất khẩu,, nhất là trong ngành dệt may, da giày, điện tử, năng lượng.
2.4.2.6 Năng lực sản xuất không đủ bù đắp nhu cầu trong nước:
Bên cạnh việc nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công xuất khẩu, nước ta còn phải thu nhận từ Trung Quốc một lượng lớn hàng tiêu dùng hoặc nguyên vật liệu để sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM – Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Chúng ta cứ hình dung 100 đồng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay, chưa tính buôn lậu, thì khoảng 55 đồng là nguyên nhiên liệu và hàng đầu vào trung gian; khoảng 30-35 đồng là thiết bị máy móc và chỉ có dưới 10 đồng là hàng thiết yếu. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí còn nhập khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc, trong đó chỉ có một phần để xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng để sản xuất ra hàng cuối cùng và tiêu thụ ở Việt Nam”.
2.4.2.7 Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
Mặc dù từ năm 2007, Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vì vậy, nước ta còn lệ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ các nước, chủ yếu là Trung Quốc do nước này có nguồn cung lớn, giá cả và phương thức mua bán thuận lợi. Thực tế, việc phụ thuộc vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho sản xuất của nhiều ngành dự báo sẽ ngày càng lớn: Theo số liệu điều tra của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản, số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam chỉ từ 15 đến 30%, kể cả những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như may mặc và da giày. Trong khi các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan tỷ lệ nội địa hóa chiếm 50-60%. Chính điều này đã trở thành một dấu trừ về điều kiện môi trường đầu tư một số ngành mà công nghiệp phụ trợ là cực kì cần thiết như điện tử, dệt may.
Tại Hội thảo “Tự chủ kinh tế trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 3/7 vừa qua, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đang phụ thuộc quá lớn
vào nguồn vải nhập khẩu với tỷ lệ 86%. Trong đó, riêng Trung Quốc chiếm tới 46%. Đây cũng chính là nút “thắt cổ chai” tại khâu dệt, nhuộm trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chỉ cần một nửa nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc có vấn đề thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không có đầu vào cho sản xuất nếu không có phương án dự phòng. Một ví dụ khác từ ngành công nghiệp điện tử
Theo thống kê, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh. Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Với quy mô sản xuất hiện tại thì Samsung điện tử cần hàng trăm xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại chỗ và trong khu vực. Ông Shim Wonhwan - Tổng GĐ Tổ hợp Samsung Complex cho biết: “Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995, hiện tổng số vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ gần 8 tỷ USD. Tùy vào kết quả đạt được, Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tương ứng trong thời gian sắp tới”. Tuy vậy, sau nhiều năm đầu tư, ông Shim Wonhwan đánh giá: “Công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam còn lạc hậu. Ngay tại Samsung, hiện các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng chỉ cung cấp các mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì cho chúng tôi”.
Tứ đó có thể thấy chính ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu của nước ta đưa Trung Quốc thành một điểm đến hấp dẫn, phù hợp hơn. Vài năm trở lại đây, ta chứng kiến rõ ràng sự thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử khi Samsung mở nhà máy tại Việt Nam, chúng ta giảm được lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đồng thời tăng được lượng xuất khẩu. Tuy nhiên để phát triển bền vững hơn hoặc để giũ chân những ông lớn như Samsung, nước ta cần phải chú trọng nhiền hơn đến công nghiệp phụ trợ.
2.4.2.8 Doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh giá rẻ
Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta trên trường thế giới đa phần là cạnh tranh qua giá rẻ, như dệt may, giày dép, gạo…. Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh này trong điều kiện nguồn nguyên phụ liệu và cơ sở vật chất còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu từ các nước khác, tập thể doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng lựa chọn nguồn cung có giá rẻ, trong đó hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được đánh giá là có giá cả cạnh tranh, phù hợp với giá xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐÈ XUẤT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lại nằm cạnh nền kinh tế lớn như Trung Quốc, chúng ta không thể từ chối hoàn toàn hàng hóa Trung Quốc mà phải tìm cách để chung sống, hai bên cùng có lợi. Để làm được điều này, cần có sự nỗ lực về mặt chính trị, kinh tế và cả cư xử của cả ba bên Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước, và người tiêu dùng.