Xuất nhập khẩu với Trung Quốc theo ngành hàng:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 46)

2.2.1.1 Giai đoạn trước năm 2000:

Về xuất khẩu

Thời kỳ 1991-1995, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dưới dạng thô, chủ yếu là những sơ chế như gạo, dầu thô, chế phẩm từ gỗ, cao su, than đá, kim loại màu, dầu dừa, hải sản, khoáng sản, rau quả, mây tre, dầu thực vật, chè, sản phẩm nhôm v.v…

Sang đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dần dần được định hình rõ hơn, chủ yếu là các sản phẩm thô, tài nguyên khoáng sản như mặt hàng dầu thô, than đá, thủy hải sản, cao su thiên nhiên và những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, giày dép v.v…

Nhìn chung, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua gồm có 4 nhóm chính:

• Hàng nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su tự nhiên, quặng kim loại…).

• Nhóm hàng nông sản (lương thực, chè, rau quả, hạt điều…).

• Nhóm hàng thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh (tôm, cua, cá …).

Tên hàng

1992 1993 1994 1995 1996

Giá

trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Cao su 44.3 46.34 41.9 30.85 83.8 28.34 138.2 38.19 143.0 42.03 Hạt điều 0.1 0.08 16.9 12.44 33.0 11.16 60.9 16.83 48.5 14.26 Gạo 0.0 0.00 0.0 0.00 19.3 6.53 54.3 15.00 32.7 9.61 Than 0.0 0.00 0.9 0.66 9.1 3.08 9.3 2.57 10.1 2.97 Ô tô con 0.8 0.84 0.1 0.07 56.3 19.04 8.0 2.21 0.0 0.00 Dầu thô 26.5 27.72 31.7 23.34 8.5 2.87 7.5 2.07 16.7 4.91 Hải sản 4.8 5.02 5.8 4.27 2.5 0.85 6.4 1.77 11.1 3.26 Dầu dừa 2.5 2.62 2.1 1.55 7.4 2.50 6.0 1.66 0.0 0.00 Cà phê 0.8 0.84 0.1 0.07 1.4 0.47 6.0 1.66 33.2 9.76 Sợi dệt 0.0 0.00 0.6 0.44 4.2 1.42 4.3 1.19 0.7 0.21 Rau quả tươi 0.5 0.52 5.9 4.34 0.7 0.24 1.5 0.41 18.9 5.56 Mực khô 1.2 1.26 0.0 0.00 0.2 0.07 1.4 0.39 0.0 0.00 Sắt thép 4.2 4.39 7.5 5.52 7.2 2.43 0.3 0.08 0.0 0.00 Lạc nhân 0.2 0.21 0.3 0.22 1.5 0.51 0.1 0.03 4.0 1.18 Chè 0.6 0.63 0.3 0.22 0.6 0.20 0.0 0.00 0.5 0.15 Hàng hóa khác 9.1 9.54 21.7 15.98 60.0 20.29 57.7 15.94 20.8 6.11 Tổng KNXK 95.6 100 135.8 100 295.7 100 361.9 100 340.2 100

Bảng 10: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc,1992-2000

Tên hàng 1997 1998 1999 2000 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cao su 102.7 21.66 7.2 1.64 62.7 8.40 66.2 4.31 Hạt điều 78.3 16.52 60.5 13.75 55.3 7.41 54.8 3.57 Gạo 1.7 0.36 0.0 0.00 4.5 0.60 0.5 0.03 Than 19.1 4.03 13.6 3.09 3.6 0.48 7.7 0.50 Ô tô con 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 Dầu thô 87.1 18.37 86.7 19.70 331.9 44.47 779.2 50.72 Hải sản 28.8 6.07 44.4 10.09 69.4 9.30 238.1 15.50 Dầu dừa 20.4 4.30 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 Cà phê 1.6 0.34 2.0 0.45 4.3 0.58 3.0 0.20 Sợi dệt 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 Rau quả tươi 24.5 5.17 16.0 3.64 30.2 4.05 114.0 7.42 Mực khô 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 Sắt thép 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 0.0 0.00 Lạc nhân 14.1 2.97 14.2 3.23 0.2 0.03 3.9 0.25 Chè 0.1 0.02 0.7 0.16 0.1 0.01 0.3 0.02 Hàng hóa khác 95.7 20.19 194.8 44.26 184.2 24.68 268.7 17.49 Tổng KNXK 474.1 100 440.1 100 746.4 100 1536.4 100

Bảng 11: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc,1992-2000 (tt)

(Đơn vị: Triệu USD-Nguồn: Tổng cục thống kê)

Từ bảng 10, ta có thể thấy giá trị của nhóm hàng nông sản và thủy sản và nguyên liệu tăng khá đều đặn và chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2000, giá trị xuất khẩu của dầu thô đạt 779,2 triệu USD. Tiếp theo là hải sản, đạt giá trị xuất khẩu là 238,1 triệu USD, rau quả, hạt điều và mủ cao su cũng là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Như vậy, hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng cao hơn. Nhu cầu của thị trường này với các mặt hàng Việt Nam sẽ ngày càng lớn, đó là gợi mở để cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Về nhập khẩu:

Giai đoạn 1991 – 1995: Những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia đình, xe đạp, giấy... Hàng hóa nhập từ Trung Quốc với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng thấp

nhưng giá rẻ, phù hợp với thu nhập ở mức thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất xe đạp...

Giai đoạn 1996 – 2000: Đây là thời kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào ViệtNam tăng tương đối ổn định, tăng 8 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam rất phong phú và đa dạng (có đến 200 nhóm và mặt hàng, gấp đôi số nhóm và mặt hàng ViệtNam xuất sang Trung Quốc).

Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu nêu trên, hàng hóa là máy móc thiết bị chiếm 27,95%, nguyên liệu chiếm 19,7%; hàng tiêu dùng chiếm 47%... Những nhóm hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này là: máy móc nông nghiệp và chế biến nông lâm sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ.

2.2.1.2 Giai đoạn 2001-2006:

Về xuất khẩu

So với giai đoạn 1996-2000, bên cạnh những mặt hàng nông sản và nguyên liệu, Việt Nam còn xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, vi tính và linh kiện điện tử. Những mặt hàng này tuy thị phần chưa cao, nhưng cũng tăng trưởng khá ổn định.

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Gía

trị trọng Tỷ Gía trị trọng Tỷ Gía trị trọng Tỷ Gía trị trọng Tỷ Gía trị trọng Tỷ Gía trị trọng Tỷ

Tổng KNXK 1417 100 1518 100 1883 100 2736 100 2961 100 3030 100.00 Hàng thủy sản 253 18 173.6 11.4 174 9.2 48.2 1.8 62 2.1 65 2.15 Rau củ quả 145 10 77.8 5.1 86.6 4.6 137.6 34.9 1.2 24.6 0.81 Hạt điều 30.3 2.1 38.3 2.5 53.5 2.8 70.2 2.6 97.4 3.3 94.5 3.12 Cà phê 2.6 0.2 3.9 0.3 6.9 0.4 5.9 0.2 7.6 0.3 15.9 0.52 Gạo 0.5 0 1.7 0.1 0.3 0 19.2 0.7 12 0.4 12.4 0.41 Chè 0.8 0.1 0.6 0 0.8 0 3.5 0 6 0 7.6 0.25 Hạt tiêu 6.6 0.5 3.3 0.2 0.7 0 0.4 0 0 0 0.8 0.03 Cao su 51.6 3.6 89.8 5.9 160 8.5 358 13.1 519.2 18 851.8 28.11 Dầu thô 559 39 686.8 45.2 863 46 1471 53.8 1160 39 399.9 13.20 Than 17.3 1.2 44.3 2.9 51.2 2.7 134 4.9 370.2 13 594.8 19.63 Sản phẩm gỗ 9.3 0.7 13.3 0.9 1.3 0.1 30.1 1.1 60.3 2 94.1 3.11 Dệt may 7.8 0.6 2.1 0.1 7.3 0.4 14 0.5 8.1 0.3 29.7 0.98 giày dép 5.1 0.4 7.3 0.5 10.9 0.6 19.2 0.7 28.3 0.9 42 1.39 Máy vi tính, linh kiện 2.7 0.2 3.6 0.2 21.1 1.1 21.6 0.8 74.6 2.5 73.8 2.44 Dây điện, cáp điện 0.2 0 0.6 0 1.6 0.1 7.7 0.3 11.6 0.38

Bảng 12: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006

Nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, ta có thể thấy cơ cấu hàng nguyên nhiên liệu thô chiếm tỷ trọng quá lớn, điển hình là các mặt hàng dầu thô, cao su và than đá. Đặc biệt là giai đoạn 2001-2006, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô luôn luôn chiếm khoảng 40% tỷ trọng hàng xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu than đá, cao su liên tục tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu của sự phát triển kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn công nghệ hóa các ngành công nghiệp nặng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực giao thông khiến cho nhu cầu về năng lượng và nguyên liệu tăng lên.

Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như: rau quả, thủy sản lại giảm dần. Năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản đạt 253 triệu nhưng đã giảm xuống 65 triệu USD năm 2006; tương tự rau quả đã giảm từ 145 triệu USD xuống 24.6 triệu USD (Bảng 11). Nông sản là một trong những mặt hàng được đánh giá cao và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước nhưng trong giai đoạn này xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc lại có xu hướng giảm, trái với sự mong đợi khi chương trình thu hoạch sớm được thực hiện với những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng nông sản, thủy sản. Vụ châu Á Thái Bình Dương cho rằng: mấy năm gần đây, các doanh nghiệp tập trung vào các thị trường có sức hút mạnh và giá cao như: EU, Mỹ, Nhật... mà chưa chú trọng đến Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng do doanh nghiệp Việt Nam đã quá phụ thuộc vào hình thức buôn bán tiểu ngạch qua biên giới nên khi chính sách biên mậu thay đổi thì kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nông sản, cũng như các chính sách thương mại đã được nâng cao theo quy định, chế tài của WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam đã không thích ứng kịp thời với tình hình mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết hiệp định rau quả, thực hiện cam kết tự do hóa hoàn toàn các hoạt động buôn bán rau quả từ năm 2004. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại chậm cập nhật các văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc, chưa tìm hiểu thị trường, chưa có văn phòng đại diện tại thị trường có khả năng xâm nhập; các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng thực hiện, vì vậy chưa xây dựng được hệ thống đại lý phân phối cho riêng mình.

Biểu đồ 9: Kim ngạch XK một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang Trung Quốc, 2001-2006

Nguồn: Trung tâm thông tin phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc (2001-2006)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Dầu thô Cao su Than đá Gía trị ( Triệu USD)

Biểu đồ 10: Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc, 2001-2006

Thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc vẫn rất nhỏ bé (theo bảng 12) kể các các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khi dung lượng thị trường và tiềm năng nhập khẩu của Trung Quốc còn rất lớn. Nếu khai thác hết thế mạnh của mình, Việt Nam có thể tăng mạnh hàng nhập khẩu vào Trung Quốc. Điều này là hoàn toàn có thể, do chúng ta có lợi thế hơn các nước khác tại thị trường Trung Quốc, hơn nữa Trung Quốc đã cam kết dành cho ta chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như một thành viên của WTO ngay từ khi ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tháng 12/2002, nên các sản phẩm xuất khẩu của ta như gạo, sản phẩm gỗ, hải sản, cao su thiên nhiên…sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời phải giảm thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ, đường. Trung Quốc cũng đã xóa bỏ các hạn chế hiện hành về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên, gỗ, ván ép, đồng thời phải mở rộng đầu mối nhập khẩu các hàng hóa độc quyền nhà nước như dầu thô, lương thực. Vì vậy, Việt Nam cần coi thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của quốc gia trong chiến lược xuất khẩu ở những năm tới.

Mã HS Mặt hàng KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc Tăng trưởng bình quân 2001- 2005(%) Tổng KNNK của Trung Quốc Tăng trưởng bình quân 2001- 2005(%) Tỷ trọng của Việt Nam (%)

Tổng kim ngạch (Triệu USD) 2961 659953 0.45

3 Thủy hải sản 62 27 2879.1 21 2.15

7 Rau củ tươi 50.6 44 523.6 29 9.66

8 Qủa tươi 58.1 -4 658.7 18 8.82

11 Malt, tinh bột, gluten 40.6 49 185.6 26 21.88 26 quặng, xi măng và tro 121.6 77 26032.5 66 0.47 27 Dầu thô, nhiên liệu khoáng 1663.5 28 64089 42 2.60 40 Cao su và sản phẩm cao su 519.2 35 5584.9 30 9.30

44 Gỗ và sản phẩm gỗ 71.7 78 5712.8 13 1.26

64 giày dép 28.3 80 541.7 15 5.22

85 Hàng điện, điện tử 102.8 79 174835 34 0.06

Bảng 13: Tỷ trọng một số hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2005

Nguồn: Trung tâm thương mại thế giới (ITC), tổng hợp từ báo cáo nhập khẩu của Trung Quốc

Về nhập khẩu

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2001-2006 các sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam là những tác nhân chính khiến cho biên độ nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng gia tăng là:

• Xăng dầu các loại;

• Phân bón các loại;

• Máy móc, thiết bị, phụ tùng;

• Sắt thép các loại;

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, khoảng 7,2%/năm do đó nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ gia công, chế biến, tái xuất sang các nước. các mặt hàng mà ta nhập nhiều từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và là những mặt hàng nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất – tiêu dùng, phát triển kinh tế của nước ta, đồng thời là các sản phẩm mà trong nước chă sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủ yếu là các nhóm mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp như: xăng dầu các loại, hóa chất, phân bón các loại, vải và nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng các loại. do vị trí địa lý thuận lợi, giá rẻ, giao hàng nhanh, thuận tiện, đáp ứng ngay được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng đặc biệt trong bối cảnh mà nhiều ngành sản xuất trong nước chưa thể chủ động được nguồn nguyên liệu nhưng nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các ngành, nghề của Việt Nam vẫn liên tục tăng lên do vậy mà tốc độ nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu và hàng tiêu dùng từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh.

2.2.2 Sau khi gia nhập WTO đến nay:

2.2.2.1 Giai đoạn 2007-2008:

Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhưng về cơ cấu hàng hóa không có sự đột phá lớn. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, cao su, thuốc lá, hàng thủy sản, hạt điều nhân, tinh bột, than đá, hàng rau hoa quả, cà phê … Có nghĩa vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007, tỷ lệ xuất khẩu cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt cao nhất là gần 26%, tiếp theo là than đá xấp xỉ 20% và dầu thô 8,63%. Còn các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng (như bột giặt, đồ nhựa, giày dép, bánh kẹo, chè, cà phê, hạt điều …) xuất sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Bảng 13).

Mặt hàng Gía trị (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Hải sản 67742 2.08 Hàng rau quả 27230 0.84 Hạt điều 103907 3.19 Cà phê 25219 0.77 Chè 17303 0.53 Hạt tiêu 2859 0.09 Gạo 15937 0.49 Lạc nhân 3138 0.10 Dầu mỡ động thực vật 18422 0.57 Đường 643 0.02 Than đá 650599 19.96 Dầu thô 281386 8.63 Sản phẩm nhựa 8673 0.27

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 46)