Người tiêu dùng trong nước chịu hậu quả hàng hóa chất lượng thấp từ TQ:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 66 - 68)

Người tiêu dùng phải nhắc đến đầu tiên là chính phủ với các dự án đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận, sử dụng trang thiết bị, máy móc, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra nhà nước còn tiêu dùng chính phủ vào một số mặt hàng của Trung Quốc với số lượng lớn.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất ở các ngành điện lực, cơ khí. Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí VN, tính đến nay VN đã cho các nhà thầu TQ làm tổng thầu theo công thức chìa khóa trao tay (EPC) 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản (bauxite), 49/62 dự án xi măng, 16/27 nhà máy nhiệt điện và hàng loạt dự án giao thông khác... Riêng trong lĩnh vực điện, theo khảo sát, đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí VN (có sự xác nhận của Bộ Công thương), đa số các dự án nhiệt điện bị chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm; chất lượng thiết bị không đồng đều, không đúng so với cam kết ban đầu. Một chuyên gia trong ngành điện nhìn nhận: "Hầu hết trang thiết bị, máy móc và trình độ công nghệ lạc hậu của TQ đầu tư sang VN do nhà thầu nước này trúng thầu EPC. Họ đang từng bước chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nội

địa sang VN, khiến chúng ta phụ thuộc vào họ để duy trì hoạt động các nhà máy nhiệt điện”. (theo báo Thanh niên-25/08/2014)

Hay Tập đoàn hóa chất VN phải cầu cứu Bộ Tài chính, Công thương hỗ trợ Nhà máy đạm Ninh Bình - một nhà máy có quy mô vốn đầu tư lên tới 700 triệu USD, hoàn thành năm 2012 nhưng từ đó đến nay chưa năm nào có lãi - nguyên nhân được chính tập đoàn này thừa nhận “do nhà máy sử dụng dây chuyền, máy móc nhập chủ yếu từ TQ, có chất lượng trung bình nên thường xuyên xảy ra sự cố”. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu TQ, dây chuyền sản xuất hay xảy ra sự cố, tiêu hao định mức nên chưa đạt mức thiết kế. Đến nay, công ty đã có số lỗ lũy kế hơn 1.071 tỉ đồng.

Bên trên là những ví dụ điển hình cho hiện tượng “công nghệ rác Trung Quốc” khi ta nhập vào những công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc để phát triển nền kinh tế đất nước. Hậu quả nặng nề nhất trong tiêu dùng chính phủ cho hàng Trung Quốc chính là cái giá phải trả cho sự thụt lùi của nền kinh tế Việt Nam.

Đối tương tiêu dùng thứ hai chính là người dân Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu thuộc về hàng thực phẩm, gia vị, nông sản,… được bày bán tràn lan khắp các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng. Đó là do các sản phẩm này nhập khẩu qua đường mậu biên, nhà nước khó kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn ngay cả với những sản phẩm nhập khẩu qua hải quan, ví dụ điển hình là vụ bê bối sản phẩm sữa của Trung Quốc:

Năm 2008, cả thế giới rúng động vì thị trường sữa Trung Quốc đối mặt với vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử. Khi đó sữa bột trẻ em bị phát hiện nhiễm melamine - một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp. Melamine đưa vào sữa để làm tăng hàm lượng đạm giả tạo. Hiện tượng sữa nhiễm bẩn đã bị phát hiện ở 22 công ty Trung Quốc, trong đó có Sanlu (Tam Lộc), Mengniu, Yili, vàYashili. Kết quả là hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng. Trong đó, 6 trẻ đã tử vong vì đã uống loại "sữa bẩn" này. Ngành thực phẩm Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Ít nhất 11 nước đã ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trước năm 2008, kim ngạch nhập khẩu

sữa và các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam luôn trên 200 triệu USD/năm. Việt Nam không tuyên bố ngừng nhập khẩu Trung Quốc nhưng vì lo cho sức khỏe của thế hệ tương lai, khách hàng Việt Nam ngay lập tức quay lưng lại với sản phẩm sữa Trung Quốc. (Từ VTCNews-www.vtc.vn)

Hậu quả từ hàng Trung Quốc đến đời sống sức khỏe người dân là không lường trước được, việc phụ thuộc nguồn cung các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc sẽ dẫn đến hệ lụy vô cùng quan trọng về thế hệ tương lại của đất nước. Chúng ta không thể dừng nhạp khẩu từ Trung Quốc một số mặt hàng nhưng chúng ta có thể kiểm soát chất lượng, cả số lượng một cách tốt hơn, một trong những cách đầu tiên nên thực hiện là giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung này.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng nhập khẩu từ Trung Quốc: 2.4.1 Nhân tố khách quan :

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc đến Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)