Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập đó là:

Đối với thông tin thứ cấp được tác giả thu thập tại một số đơn vị như: Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, phương hướng, nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017, 2018, 2019 của Ban quản lý dự án XDCSHT.

Báo cáo kết quả thẩm định về thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, 2018, 2019 của phòng Quản lý đô thị.

Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017, 2018, 2019 của phòng Kinh tế

Báo cáo kết quả về thực hiện kế hoạch tài đối với đầu tư xây dựng cơ bản, phương hướng, nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017, 2018, 2019 của phòng Tài chính

Báo cáo tổng kết tình hình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019 của Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Ngoài ra, tác giả cũng thu thập số liệu từ phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp, phòng Nội Vụ… để có những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của mình.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Mục đích điều tra: Nhằm có được những đánh giá của các bên có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN ( cán bộ quản lý, chủ đầu tư). Đây là căn cứ để có những đánh giá một cách chính xác về hoạt động quản lý từ hai phía: Cán bộ và chủ đầu tư để thấy được những ưu điểm và nhược điểm.

Đối tượng điều tra

+ Cán bộ quản lý: Đây là các cán bộ đang làm việc tại các cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đó là: Phòng cơ sở hạ tầng, phòng Tài chính kế hoạch, Phòng kiểm soát chi (Kho bạc nhà nước tỉnh Thái nguyên)

+ Chủ đầu tư: Đây là các đơn vị thực hiện thi công xây dựng, giám sát các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Thái nguyên sử dụng ngân sách nhà nước.

+ Đơn vị sử dụng sử dụng các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN. Thông qua đối tượng điều tra này để xem xét đánh giá tính phù hợp, chất lượng cũng như hiệu năng sử dụng của các công trình này như nào.

Quy mô mẫu:

+ Đối với cán bộ quản lý: Số lượng cán bộ đang làm việc tại một số bộ phận như sau: Ban quản lý dự án XDCSHT: 22 cán bộ, phòng Tài chính kế hoạch là 20 cán bộ, phòng Kinh tế: 13 cán bộ, phòng kiểm soát chi kho bạc tỉnh là 22 cán bộ. Với số cán bộ cần xin ý kiến là 77 cán bộ. Bởi vậy, tác giả tiến hành điều tra tổng thể.

+ Đối với các đơn vị sử dụng các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN. Trong năm 2019 UBND thành phố đã bàn giao 87 công trình cho

27

các đơn vị quản lý các công trình này. Với số lượng này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể.

+ Đối với chủ đầu tư: Tính đến thời điểm 31.12.2019 tổng số chủ đầu tư đang thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố là 242 chủ đầu tư. Để xác định quy mô mẫu chính xác và có ý nghĩa thống kê, tác giả sử dụng công thức tính mẫu Slovin như sau:

n= 1+N eN 2 : trong đó n là số mẫu điều tra, N tổng số chủ đầu tư, e là sai số và trong nghiên cứu tác giả lựa chọn e = 0,05. Ta có, n = 242

1+242∗(0,05)2 = 151 Như vậy tổng quy mô mẫu là 315 người cần điều tra trong nghiên cứu này..

Phương pháp điều tra: Nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc qua email, gọi điện….đến các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại các phòng ban liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư đầu tư các công trình xây dựng cơ bản và lãnh đạo các cơ quan sử dụng, vận hành các công trình ĐTXDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Phân vân, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 01, phụ lục 02, phụ lục 03)

Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và chủ đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Phân vân, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Rất đồng ý 4,22- 5,00

4 Đồng ý 3,42- 4,21

3 Phân vân 2,61- 3,41

2 Không đồng ý 1,81- 2,60

1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)