5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạn
đoạn chuẩn bị đầu tư
3.3.1.1. Chuẩn bị vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
Việc chuẩn bị đầu tư là công việc rất quan trọng vì chất lượng tiến độ, tài chính…. của dự án phụ thuộc nhiều vào quá trình chuẩn bị đầu tư. Vì quá trình chuẩn bị sẽ cho chủ đầu tư biết cách thức thực hiện, khả năng thực hiện….
Trong những năm qua, kinh tế thành phố Thái Nguyên có nhiều khởi sắc, các khoản thu cho ngân sách thành phố tương đối cao. Chính vì vậy, các hoạt động chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện chủ yếu dựa trên ngân sách của thành phố, ít có sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.
Bảng 3.5: Vốn đầu tư theo nguồn hình thành cho ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Nguồn thu từ sử dụng đất 1.419 1.081 945 76,18 87,41 81,79 Nguồn dự phòng NS 16,3 9,3 10 57,05 107,52 82,29 Ngân sách tỉnh 28,1 21,7 20 77,22 92,16 84,69 Các khoản khác 11 64 57 581,81 89,06 335,44 Tổng 1.474 1.176 1.032 79,76 87,75 83,75
43
Qua số liệu trên ta có thể thấy được rằng nguồn ngân sách nhà nướ c dành cho xây d ựng cơ bản là tương đ ối nhiều nhằm xây d ựng hệ thố ng cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đai, đáp ứng tốt tình hình phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn vốn dùng cho đầu tư XDCB chủ yếu được lấy từ nguồn thu từ sử dụng đất: Đây là thu từ các khoản thuế đất, tiền thuê đất…. Bên cạnh đó, trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Thái nguyên đã chuyển đổi nhiều khu đất thành khu đô thị như: Khu đô thị Thái Hưng, Khu đô thị ven sông, khu đô thị Picenza…. Các khu đô thị này đã đóng góp rất nhiều vào ngân sách của thành phố nhất là tiền chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố đang dần dần tự chủ, ít sử dụng nguồn ngân sách của tình ngày càng nhiều. Đây là nỗ lực to lớn của các bộ phận chức năng trong việc thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh các khoản thu trên thì có các khoản khác để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư XDCB như: Nguồn thuế chi chuyển sang, kết dư ngân sách… Đây cũng là nguồn thu đáng kể bổ sung cho NSNN nhà nước thực hiện việc đầu tư XDCB.
3.3.1.2. Xem xét đánh giá về tính khả thi
Có rất nhiều mặt để xem xét tính khả thi của các quyết định đầu tư. Trước hết đó là xem xét về tính pháp lý của dự án có phù hợp với các quy định thực tế hay không. Ban quản lý dự án XDCSHT của UBND thành phố Thái Nguyên là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc xem xét đánh giá tính chính xác về mặt pháp lý của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện trên địa bàn.
Trong quá trình xem xét, phòng cũng đã phát hiện một số những sai sót cần phải chỉnh sửa để phù hợp với các quy định hiện hành.
Bảng 3.6: Xem xét đánh giá tính khả thi về mặt xã hội của dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN Đơn vị:% Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (tăng giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Các chỉ tiêu kinh tế, thị trường 20 25 21 5 -4 0,5 Các thông số xử lý môi trường 29 31 25 2 -6 -2 Phương án khai thác 13 10 14 -3 4 0,5 Phương án đền bù, phương án hỗ trợ 18 16 17 -2 1 -0,5
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT– UBND thành phố Thái nguyên
Đầu tư xây dựng cơ bản bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các chỉ tiêu kinh tế thị trường: Như phương án thực hiện, phương án tài chính, phương án mua sắm nguyên vật liệu đầu vào…. Nhưng nhiều dự án đã đề cập không đầy đủ, không phản ánh đúng bản chất vấn đề dẫn đến xác định chỉ tiêu không chính xác.
Bên cạnh việc xác định các chỉ tiêu về kinh tế thì hiện nay vấn đề môi trường luôn được quan tâm như: Đánh giá tác động môi trường, phương án xử lý các chất thải… cần được quan tâm xem xét nhưng nhiều dự án không đề cập nhiều và phương án đưa ra chưa thực sự hiệu quả.
XDCB trong quá trình thực hiện cũng ảnh hưởng nhiều bởi quá trình giải phóng mặt bằng cần phải xây dựng phương án đền bù đúng với quy định hiện hành vì nó ảnh hưởng đến lợi ích người dân, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài việc xem xét về mặt pháp lý cần xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật. Đối với những dự án khác nhau thì cần yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
45
Bên cạnh đó, nó cũng phù thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên để có yêu cầu kỹ thuật phù hợp đảm bảo chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Bảng 3.7: Xem xét đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Đơn vị:% Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (tăng giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ
Thiếu chỉ tiêu kỹ thuật 36 34 32 -2 -2 -2
Các chỉ tiêu kỹ thuật
không chính xác 21 25 20 4 -5 -0,5
Phương án kỹ thuật tối ưu 29 36 27 7 -9 -1
Đánh giá yếu tố liên quan 17 22 16 5 -6 -0,5
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT– UBND thành phố Thái nguyên.
Đối với các công trình khác nhau thì có những đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Do đó, cần phải xác định chính xác các chỉ tiêu phù hợp với từng loại công trình để đảm bảo chất lượng, vốn đầu tư và thời gian thực hiện. Các dự án thường thiếu một chỉ tiêu về độ chịu bão, gió mưa… Đây là những chỉ tiêu ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của của các công trình dự án nhất là các dự án xây dựng nhà, xây dựng đường giao thông... Bên cạnh những chỉ tiêu còn thiếu thì các chỉ tiêu không phù hợp cũng được xem xét đánh giá như: Độ bền của công trình xây dựng, tuổi thọ của các dự án, chất lượng của các vật liệu…. Hiện nay các công trình xây dựng cũng áp dụng nhiều vật liệu mới như bê tông có sẵn, các loại xi măng độ cứng cao… Các chỉ tiêu này đã được các cơ quan chức năng xem xét và đánh giá để có những bổ sung cần thiết.
Ngoài các chỉ tiêu trên, nhiều dự án cũng chưa đưa ra được các phương án tối ưu trong việc thực hiện các công trình của dự án, dẫn đến việc xác định
nguồn vốn và phương án thực hiện không dễ dàng. Bên cạnh đó là cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong tổng hòa mối quan hệ cũng như tác động tổng hợp như: độ rủi ro, các phương án thay thế…
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hồ sơ khả thi của dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT – UBND thành phố Thái nguyên.
Trong những năm qua các phòng chức năng đã kiểm tra rất chặt chẽ các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên vì: UBND thành phố Thái Nguyên đã ra Quyết định số 453/QĐ-UBND thành phố Thái Nguyên về việc xem xét đánh giá các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tại quyết định này cũng đã quy định rõ trách nhiệm trong việc thẩm định các dự án xây dựng cơ bản từ NSNN. Hiệu quả của việc thẩm định cũng là kết quả dùng để đánh giá khả năng hoàn thành công việc của các cán bộ phòng chuyên môn.
Sau mỗi dự án đều có biên bản kết luận rõ ràng, các biên bản này đều ghi rõ những điểm đạt được và những điểm chưa đạt được để chủ đầu tư tiến hành chỉnh sửa theo quy định. Các phòng chức năng cũng thường xuyên tổng kết, phân loại và đánh giá từ dự án. Từ đó, đối với các loại dự án sẽ được phân loại và các phòng có các chỉ tiêu cũng như những lỗi thường gặp trong quá
47
trình thẩm định để giảm thời gian cũng như nâng cao hiệu quả thẩm định tính khả thi của dự án.
3.3.1.3. Lập và thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, các đơn vị, các cơ quan và phòng ban chuyên môn sẽ tiến hành đề xuất nhu cầu dự án xây dựng công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm trong việc lập dự án nếu chủ đầu tư có đủ năng lực trong việc lập dự án hoặc có thể lựa chọn tư vấn để lập dự án, tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng, thống nhất phương án, quy mô, giải pháp xây dựng qua các cơ quan chức năng có liên quan và cơ quan chủ quản đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự án đầu tư, trình thẩm định và phê duyệt.
Việc lập dự án đầu tư là rất quan trọng, nó đòi hỏi tính chính xác, đầy đủ và đưa ra được các phương án phòng tránh rủi ro khi gặp phải các trường hợp rủi ro. Điều này là rất cần thiết vì lập dự án có tốt thì mới có thể thực hiện tốt dự án.
Bảng 3.8: Một số sai sót trong quá trình lập dự án đầu tư
Đơn vị:% Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (tăng/giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ
Nội dung sơ sài 46 40 49 -6 9 1,5
Tài liệu điều tra không đủ 25 29 27 4 -2 1
Dự toán kinh phí không
đầy đủ 30 27 32 -3 5 1
Xác định sai đơn giá 14 17 18 3 1 2
Nguồn: Phòng Quản lý đô thị
Chủ đầu tư sau khi lập kế hoạch đầu tư thì tiến hành hoàn thiện thủ tục hồ sơ để gửi phòng quản lý đô thị gồm các giấy tờ như sau: quyết định phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng hồ sơ
khảo sát địa chất, các biên bản…. Phòng quản lý đô thị sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ dự án để tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán. Phòng quản lý đô thị sẽ tiến hành thẩm định một số nội dung như sau: Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Trong những năm qua, phòng quản lý đô thị cũng đã kiểm soát tương đối chặt chẽ trong hoạt động thẩm định và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình: Dự án đường Tân Lập thiếu bản vẽ thi công phần kênh mương, dải thảm… Dự án xây dựng trường mầm non Trung Thành, Mầm non Điện Lực thì dự toán không đầy đủ như: kinh phí xây dựng, dự toán giá xây dựng không đúng, xác định giá vật liệu không đúng thời điểm….
Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán.Phòng kinh tế sẽ tiến hành thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình lên UBND thành phố xem xét.
Phòng kinh tế sẽ tiến hành thẩm định một số nội dung sau: Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án…… Một trong những thiếu sót khá phổ biến của các dự án là thiếu phương án xử lý rủi ro như tăng giá xây dựng như: dự án đường bê tong Cao Ngạn, bê tông Nam Hòa…Ngoài ra những công trình nhà văn hóa Cao Ngạn, Nhà văn hóa Phúc
49
Xuân… chưa làm rõ được mức độ cần thiết của đầu tư và dự toán còn thiếu dẫn đến các công trình này yêu cầu bổ sung thêm các thông tin. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề khó khăn phức tạp đó là khâu giải phóng mặt bằng tại dự án nâng cấp đường Thanh niên xung phong, Đường Phú xá… đây là những công trình ảnh hưởng đến nhiều hộ dân mà phương án giải phóng mặt bằng chưa tốt nên đã yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung phương án thực hiện.
Sau khi đã tiến hành xong, phòng kinh tế sẽ tiến hành lập tờ trình gửi UBND thành phố để tiến hành phê duyệt dự án.
Bảng 3.9: Đánh giá chủ đầu tư về lập, thẩm định và phê duyệt dự án
Đơn vị: Điểm
Chỉ tiêu Điểm Đánh giá
Luôn có căn cứ rõ ràng để lập dự án đầu tư 3,21 Phân vân Các dự án được lập theo các quy định, tiêu chuẩn…
kỹ thuật của dự án 3,40 Phân vân
Luôn xem xét và đánh giá tốt về lập dự toán, xây
dựng dự toán 3,41 Phân vân
Thẩm định rõ ràng, công khai, minh bạch 3,52 Đồng ý Thực hiện thẩm định, phê duyệt đúng thời gian quy
định 3,64 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả
Qua số liệu trên có thể thấy việc đánh giá của cán bộ về quá trình chuẩn bị đầu tư không cao. Điểm cao nhất thuộc về nhóm chỉ tiêu “Đánh giá xem xét vốn đầu tư, đánh giá về mục tiêu, quy mô và đảm bảo môi trường” đạt mức điểm số là 3,5 điểm và chỉ tiêu đạt mức điểm số thấp nhất là “Luôn kiểm tra kỹ các quy định pháp luật trong việc chuẩn bị đầu tư” chỉ đạt mức điểm số là 3,2 điểm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Trong những năm qua, địa bàn thành phố Thái Nguyên được mở rộng với sự sát nhập nhiều xã vào thành phố: Do vậy khối lượng công việc là tương đối
nhiều đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Thêm vào đó, với chủ trương hiện đại hóa thành phố trở thành trung tâm vùng trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều biện pháp kích thích phát triển thành phố với cơ sở hạ tầng hiện đại nên số lượng dự án, công trình là tương đối nhiều nên việc kiểm tra xem xét không tránh khỏi sai sót.
3.3.1.4. Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Hiện nay các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chủ yếu là các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nên các công trình mới được thực hiện trên mặt bằng của các công trình cũ. Vì vậy, khi giải phóng mặt bằng để thực hiện công trình mới chủ yếu là tháo dỡ, san lấp mặt bằng nên ít phải đền bù diện tích mới. Việc đền bù giải phóng mặt bằng mới chủ yếu các công trình tái định cư cho người dân.
Bảng 3.10: Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN Chỉ tiêu ĐV 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Số dự án DA 63 92 52 146,03 56,52 101,27
Diện tích thu hồi Ha 102 135 123 132,35 91,11 111,73
Số hộ dân Hộ 152 171 127 112,50 74,26 93,38
Số tiền đền bù T.đồng 1.101 1.643 1.353 149,22 82,34 115,78
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT- UBND thành phố Thái Nguyên
Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện tương đối tốt nhằm giải phóng mặt bằng để việc thực hiện các dự án theo đúng tiến độ đề ra. Để làm tốt được điều này cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban