5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Thanh tra, giám sát quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
NSNN
Phòng thanh tra là đơn vị chủ trì, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá theo kế hoạch; Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác thực hiện dự án tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo chung kết quả kiểm tra và giám sát, đánh giá.
- Các phòng, ban, ngành: là cơ quan chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, công trình, hoạt động của các dự án đầu tư phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá trên địa bàn; tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin thường xuyên và định kỳ, báo cáo phòng Thanh tra.
- Phòng thanh tra sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch và trình UBND thành phố phê duyệt. Từ đó, UBND sẽ hướng dẫn chi tiết của các phòng, ban thực hiện kế hoạch được giao. Măc dù đã có những quy định khá rõ ràng về phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các bên liên quan nhưng công tác này hiện nay vẫn được thực hiện chưa tốt. Hầu hết các công trình sử dụng vốn đầu tư từ các chương trình, dự án đầu tư công mà có thực hiện qua hình thức đấu
thầu và chỉ định thầu thì ngay sau khi có phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư đều có phê duyệt, lựa chọn đơn vị giám sát thi công công trình (thường có 1 kỹ thuật giám sát trực tiếp). Tuy nhiên, việc này cũng chỉ là hình thức cho đúng quy định, ít khi thấy có cán bộ trực tiếp giám sát tại công trình. Điều này khiến trong quá trình thi công các công trình, triển khai các xảy ra nhiều sai phạm, chậm tiến độ.
Kết luận thanh tra phải được công bố công khai, gửi đến các đơn vị có liên quan để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra.
Trong nhưng năm gần đây, thực hiện chỉ thị chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước…. Do vậy công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi đơn vị thực hiện thanh tra kiểm tra các dự án đầu tư phát triển đặc biệt là các dự án nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Bảng 3.32: Số lần thanh tra và kiểm tra các dự án
Đơn vị: số lần Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (tăng/giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 Thanh tra
Thanh tra cấp trên 3 4 3 1 -1
Thanh tra thành phố 4 3 5 -1 2
Kiểm tra
Thường xuyên 6 8 5 2 -3
Đột xuất 4 5 4 1 -1
Nguồn: Phòng Thanh tra – UBND Thành phố Thái Nguyên
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án được thực hiện một cách khá nghiêm túc, đúng với quy trình nhà nước quy định, đảm bảo dự án thực
83
hiện đúng tiến độ, giảm thất thoát lãng phí trong quá trình thực hiện các dự án có vốn nhà nước đầu tư.
Hằng năm, Phòng thanh tra thành phố đã kết hợp với các cơ quan chức năng như: Thanh tra tỉnh, thanh tra sở Nông nghiệp, sở Kế hoạch đầu tư...tổ chức các đợt thanh tra nhằm sớm phát hiện những sai phạm, không để tình trạng sai phạm tràn lan, ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư.
Bảng 3.33: Tình hình thanh tra, kiểm tra các công trình XDCB
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ CT thanh tra 8 10 9 130,00 92,30 111,15 CT Kiểm tra 25 27 25 117,39 92,59 104,99 CT vi phạm 23 20 22 86,956 110,00 98,47
Nguồn: Phòng thanh tra – UBND thành phố Thái Nguyên
Nhìn chung hoạt động thanh tra, kiểm tra được diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Từ đó nguồn vốn ngân sách nhà nước được đảm bảo việc sử dụng đúng mục tiêu đã đề ra. Cũng thông qua đây sẽ ngăn chặn được các hành vi cố tình vi phạm để làm thất thoát ngân sách nhà nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với các công trình nhà nước.
Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra đã và đang dần dần thống nhất phương pháp và cách thức thanh tra vì: đối với XDCB thì có rất nhiều các bên tham gia thanh tra, kiểm tra và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện các công trình này. Vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra có những kế hoạch cụ thể tránh chống chéo, tránh tình trạng quá nhiều đoàn đến thanh tra, kiểm tra.
Trong quá trình thanh tra kiểm tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm được phát hiện và được xử lý theo quy định. Trên thực tế quá trình xử lý sai phạm
vẫn có sự nể nang để giảm nhẹ việc xử lý cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thêm vào đó, việc thanh tra kiểm tra đối với XDCB cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều hạng mục công trình kiểm tra, đánh giá rất khó khăn nhiều khi dựa trên giấy tờ do các bên liên quan cung cấp như: đo chất lượng các công trình ngầm, đo độ dung sai, máy móc trang thiết bị đánh giá kết cấu. Đã có nhiều trường hợp, chủ đầu tư đã chuẩn bị những chỗ kiểm tra, thanh tra thì chất lượng tốt còn lại chất lượng không đạt yêu cầu như: dùng sai chất lượng xi măng, kết cấu không đảm bảo, chất lượng sắt không đúng với thiết kế… mà khi kiểm tra thanh tra phải phá dỡ một phần mới kiểm tra được mà điều này lại ảnh hưởng đến chất lượng các công trình.
Bảng 3.34: Một số nguyên nhân sai phạm phát hiện sau thanh tra, kiểm tra Đơn vị: Công trình Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Do chủ đầu tư 14 16 18 114,28 112,50 113,39 Do nhà thầu 10 12 9 120,00 75,00 97,50 Do thiết kế, khảo sát… 15 12 16 80,00 133,33 106,66 Do điều kiện bất khả kháng 9 10 8 111,11 80,00 95,55 Nguyên nhân khác 7 7 4 100,00 57,14 78,57
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT- UBND thành phố Thái Nguyên
Hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có rất nhiều các cơ quan ban ngành tham gia vào bộ máy. Mỗi một ngành lại có những bộ phận thanh tra, kiểm tra của mình nên các công trình XDCB bằng nguồn vốn NSNN chụi sự thanh tra kiểm tra của nhiều đơn vị. Chính vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tránh sự chồng chéo, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các công trình
85
này. Các công trình được chọn để kiểm tra, thanh tra dựa trên các dữ liệu được thu thập và có những biểu hiện sai phạm như: tăng vốn đầu tư, sai phạm kỹ thuật, chậm tiến độ… để thực hiện thanh tra, kiểm tra đạt kết quả cao.
Các nguyên nhân sai phạm được chỉ rõ và được thông báo theo đúng quy định. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng đã hướng dẫn chủ đầu tư, hướng dẫn nhà thầu thực hiện đúng quy trình thủ tục nhà nước nhằm hạn chế các sai phạm, đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo các khoản chi theo đúng quy định của nhà nước.
Hiện nay, các cấp có chức năng thanh tra kiểm tra hoặc các đoàn kiểm tra nội bộ thường kiểm tra đột xuất để nhanh chóng phát hiện những sai phạm, nếu kiểm tra thường xuyên thì các nhà thầu sẽ tìm cách che giấu mà các đơn vị kiểm tra không thể phát hiện ra được.
Bảng 3.35: Các hình thức xử lý sai phạm Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 So sánh (tăng/giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Xử lý về kinh tế Tr.đồng 3.574 4.835 4.372 1.261 -463 399 Xử lý về hành chính Phạt sai phạm Tr.đồng 153 163 124 10 -39 -14,5
Yêu cầu bằng văn
bản Số vụ 23 20 22 -5 2 -0,5
Nguồn: Ban quản lý dự án XDCSHT– UBND Thành phố Thái Nguyên
Các cơ quan chức năng với nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đã hoạt động và làm tốt chức năng của mình. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều lỗi vi phạm của bên thực hiện dự án. Tùy từng mức độ vi phạm khác nhau mà có những hình thức xử lý khác nhau. Đối với những trường hợp vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng các cơ quan chức năng hướng dẫn để các đơn vị thầu
thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định cũng như điều khoản đã ký trong hợp đồng, đảm bảo tiến độ cũng như chi phí để thực hiện dự án đã được phê duyệt. Đối với các trường hợp vi phạm có mức độ lớn và nhiều lần thì các cơ quan thanh kiểm tra đều có những biện pháp để ngăn chặn đó là đưa ra các hình thức xử phạt, với các hình thức này đủ sức để răn đe các nhà thầu, buộc các nhà thầu phải tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện dự án.
Bảng 3.36: Đánh giá chủ đầu tư về thanh tra, kiểm tra
Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá
Cán bộ thực hiện quy trình thanh tra kiểm tra đúng 3,63 Đồng ý Hướng dẫn và giải thích các sai phạm tốt 3,85 Đồng ý
Đưa ra quyết định xử lý phù hợp 3,72 Đồng ý
Phương pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng dự án 3,85 Đồng ý
Khách quan, đúng chuẩn mực đạo đức 3,77 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả
Hoạt động thanh tra, kiểm tra là hoạt động nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều đối tượng liên quan. Nếu hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện tốt thì nó sẽ giúp ngăn chặn các hành vi lợi dụng ngân sách nhà nước để có những hành vi bất chính. Chính vì vậy, trong những năm qua hoạt động thanh tra kiểm tra luôn được quan tâm và quản lý chặt chẽ. Cán bộ thanh tra cũng thấy được vai trò của mình, nên với chỉ tiêu “Phương pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng dự án” đạt mức điểm số là 3,8 điểm. Đây là mức điểm số cao nhất trong nhóm chỉ tiêu, điều này chứng tỏ cán bộ thanh tra, kiểm tra cũng đã ứng xử linh hoạt đối với tình hình thực tế của mỗi dự án, mỗi công trình. Với chỉ tiêu “Khách quan, đúng chuẩn mực đạo đức” và “Đưa ra quyết định xử lý phù hợp” đạt mức điểm số là 3,7 điểm. Điều này cho thấy, khi xử lý nhiều tình huống cán bộ thanh tra kiểm tra chưa thực sự chuẩn mực.
87
Thực tế cho thấy, có nhiều cán bộ thanh tra, kiểm tra lợi dụng chức quyền, lợi dụng quyền hạn để có những hành vi gian lận, không khách quan.