5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Yếu tố khách quan
- Luật pháp, chính sách của nhà nước
Hiện nay đối với các công trình xây dựng cơ bản chịu rất nhiều các văn bản, các quy định của nhà nước, ví dụ như đối với xây dựng chịu sự quản lý một số luật như: Luật xây dựng năm 2014, Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư… Ngoài ra có có rất nhiều các nghị định như: Nghị định 68/2019/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, Nghị định 44/2015/NĐ- CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định 53/2017/NĐ- CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng…. Ngoài những còn một loạt các thông tư VD như: Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, Thông tư 09/2019/TT- BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng… Ngoài ra còn có một loạt các quyết định, công văn của các địa phương. Điều này đã dẫn đến sự chồng chéo trong các văn bản quản lý và rất nhiều văn bản phải thực hiện.
Vấn đề về luật pháp và chính sách của nhà nước luôn là vấn đề cần được nghiên cứu và có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Trong lĩnh vực XDCB cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề này.
Bảng 3.37: Đánh giá cán bộ về luật pháp, chính sách của nhà nước
Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá
Các quy định pháp luật đầy đủ 3,56 Đồng ý
Các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn được xây dựng phù
hợp 3,63 Đồng ý
Các chỉ tiêu kỹ thuật, đánh giá chất lượng thường xuyên
điều chỉnh 3,68 Đồng ý
Cán bộ chuyên môn giải thích các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật 3,72 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Tham gia quản lý đầu tư XDCB có sự liên quan rất nhiều đến nhiều chính sách pháp luật khác nhau như: luật xây dựng, luật quy hoạch đô thị, luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở…. Như vậy để quản lý XDCB đã liên quan đến hàng chục luật khác nhau nên quá trình thực thi gây khó khăn và chồng chéo lẫn nhau. Cũng chính vì quá nhiều luật cần phải áp dụng nên có nhiều hoạt động thanh tra của các cơ quan chuyên môn, điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.
Cũng chính vì nhiều luật cần phải áp dụng nên có sự chồng chéo lên nhau. Do đó, để có thể giải thích cũng như hướng dẫn cho chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định pháp luật là tương đối khó khăn. Với chỉ tiêu “Cán bộ chuyên môn giải thích các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật” cũng chỉ đạt số điểm là 3,7 điểm. Ngoài ra, với chỉ tiêu “Các chỉ tiêu kỹ thuật, đánh giá chất lượng thường xuyên điều chỉnh” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,6 điểm. Vì các thông tư, các quy định xây dựng cho nhiều năm trong khi đó thị trường luôn thay đổi và các chính sách, thông tư cần phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
89
Trong những năm qua, kinh tế Thành phố Thái Nguyên đã có nhiều bước chuyển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn trên 15%, đời sống người dân đã thay đổi, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 44,2 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, thành phố đã có nhiều cải thiện trong môi trường đầu tư như thu hút FDI như công ty: Gnonic, Nhà máy thép VietSing… bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước. Điều này đã giải quyết được một lượng lớn lao động tại địa phương… Tất cả điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn.
Bảng 3.38: Đánh giá ảnh hưởng kinh tế xã hội đến quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Đơn vị; Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá
Nhiều dự án XDCB và đa dạng các lĩnh vực 3,92 Đồng ý Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn và hiện đại 3,94 Đồng ý Các dự án đầu tư phục vụ tốt cho phát triển kinh tế 3,65 Đồng ý Thành phố dành một lượng ngân sách để thực hiện các
dự án 3,71 Đồng ý
Thành phố có nguồn thu lớn nên ít dễ bố trí ngân sách
cho các dự án 3,82 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Do nền kinh tế ngày càng phát triển, điều này cũng đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tốt để có thể kích thích việc thu hút vốn từ dân cư, tư nhân đầu tư vào địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh Thái nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Do vậy, thành phố ngày càng chú ý hơn đến các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Với chỉ tiêu “Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn và hiện đại” đạt mức điểm 3,9 điểm. Các dự án tập trung vào như xây dựng đường xá, xây dựng các công trình công cộng. Ngoài ra cơ sở làm việc như các UBND cấp xã đã được đầu
tư mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại. Các trường học đã được hiện đại hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em trên địa bàn có cơ hội học tập tốt nhất.
Cũng do kinh tế phát triển nên với chỉ tiêu “Thành phố có nguồn thu lớn nên ít dễ bố trí ngân sách cho các dự án” đạt điểm số 3,8 điểm. Điều này cho thấy thành phố đã dễ dàng hơn trong việc đầu tư nói chung và quản lý được tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
- Sự phối hợp các đơn vị liên quan
Hiện nay có rất nhiều cơ quan chức năng thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Thanh Tra, Ban quản lý dự án XDCSHT…. ngoài ra còn có các sở ban ngành, Kho bạc nhà nước…. Các đơn vị này căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện các nhiệm vụ của mình trong quá chụi trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN. Trên thực tế, rất ít các văn bản quy định phối hợp giữa các cơ quan chức năng mà chỉ dừng lại ở việc vận dụng các văn bản phối hợp như: Quyết định số 28.2016/QĐ – UBND Ban hành quy chế phối hợp giữa văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái nguyên với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đai. Quyết định số 16/2016/ QĐ- UBND Ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
Với việc chưa xây dựng nhiều các văn bản quy định rõ ràng trong việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Điều này cần phải có những thay đổi kịp thời trong tương lại.
91
Bảng 3.39: Đánh giá về sự phối hợp các đơn vị liên quan
Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá
Trách nhiệm và vai trò của cơ quan là rõ ràng 3,40 Phân vân
Các bên phối hợp chặt chẽ với nhau 3,52 Đồng ý
Giảm sự chồng chéo, giảm thủ tục hành chính và thời gian
3,68 Đồng ý Các bên phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư 3,63 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Có nhiều luật pháp cần phải tuân thủ điều này trong những năm qua được phải ánh và chính quyền địa phương đã có những thay đổi tích cực trong việc quản lý hệ thống văn bản hiện nay. Nên với chỉ tiêu “Giảm sự chồng chéo, giảm thủ tục hành chính và thời gian” đạt mức điểm số là 3,6 điểm. VD như: các ngành chức năng đều có bộ phận thanh tra kiểm tra như đầu tư, xây dựng, tài chính…. Điều này đã gây rất mất nhiều thời gian cho chủ đầu tư nên tỉnh Thái Nguyên và UBND thành phố cũng đã chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng để giảm sự chồng chéo, giảm thủ tục hành chính. Ngoài ra vẫn còn sự chồng chéo, dẫn đến vai trò và trách nhiệm giữa các bên không được rõ ràng. Vì vậy với chỉ tiêu “Trách nhiệm và vai trò của cơ quan là rõ ràng” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,4 điểm. Đây là mức điểm số không cao vì hiện nay với việc chỉ cần tập trung vào các vấn đề quan trọng của dự án như: lợi ích cộng đồng, an toàn sinh mạng, an ninh, an toàn môi trường… là việc tương đối khó vì việc nhận xét và đánh giá nhiều khi mang tính chủ quan, chưa kiểm tra chặt dẫn đến sự cố và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.