Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

29 Tỷ lệ vốn NSNN dự kiến cho

từng hạng mục =

Vốn kế hoạch phân bổ từng hạng mục Tổng số vốn kế hoạch

Việc quản lý tốt thì trước hết cần phải phân bổ phù hợp và hợp lý. Vốn tập trung vào những ngành những lĩnh vực quan trọng. Các dự án phát huy tác dụng sẽ giúp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

* Vốn thực tế cho từng hạng mục Tỷ lệ vốn NSNN thực tế cho

từng hạng mục =

Vốn phân bổ từng hạng mục Tổng số vốn kế hoạch

Tỷ lệ này cho phép so sánh giữa kế hoạch và tình hình thực tế. Nếu thực tế sát với kế hoạch điều này chứng tỏ quá trình xây dựng kế hoạch phân bổ tốt và ngược lại.

* Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch - Tỷ lệ kế hoạch điều chỉnh

Tỷ lệ kế hoạch điều chỉnh = Kế hoạch điều chỉnh Tổng số kế hoạch

Tỷ lệ này cho biết tính chính xác khi lập kế hoạch. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt thể hiện tính chính xác và ngược lại.

* Chỉ tiêu đánh giá trong giai đoạn thực hiện đầu tư

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = Kế hoạch hoàn thành Tổng số kế hoạch

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phản ánh khả năng xây dựng kế hoạch: xem xét tính chính xác, thực tế, khả năng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch càng cao càng tốt.

* Chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện

- Tỷ lệ thực hiện đúng tiến độ Tỷ lệ DA thực hiện đúng tiến độ =

Số dự án thực hiện đúng tiến độ Tổng số dự án

Quản lý thực hiện đầu tư càng tốt thì tỷ lệ dự án thực hiện đúng tiến độ càng cao và ngược lại.

- Tỷ lệ dự án tăng vốn đầu tư

Tỷ lệ DA tăng vốn đầu tư = Số dự án tăng vốn đầu tư Tổng số dự án

Quản lý thực hiện càng tốt sẽ giúp cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát lãng phí… Do vậy số dự án tăng vốn đầu tư giảm và ngược lại.

* Chỉ tiêu đánh giá trong giai đoạn sau đầu tư Tỷ lệ dự án quyết toán đúng hạn

Tỷ lệ DA quyết toán đúng hạn = Số dự án quyết toán đúng hạn Tổng số dự án

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, quyết toán đúng hạn chứng tỏ quá trình quản lý tốt và ngược lại.

* Tỷ lệ dự án cần phải sửa chữa khắc phục sau nghiệm thu Tỷ lệ DA cần khắc phục sau

nghiệm thu =

Số dự án cần khắc phục Tổng số dự án

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, tỷ lệ nhỏ chứng tỏ công tác quản lý tốt và ngược lại

* Chỉ tiêu đánh giá về thanh tra, kiểm tra

- Tỷ lệ dự án vi phạm quy định pháp luật

Tỷ lệ DA vi phạm = Số dự án vi phạm

Tổng số dự án Việc quản lý tốt sẽ giảm được số dự án vi phạm và ngược lại. - Số tiền phạt vi phạm tăng

Tỷ lệ tăng phạt vi phạm = Số tiền phạt năm N - Số tiền phạt năm N-1 Tổng số dự án

31

Số tiền này càng tăng thì chứng tỏ quá trình quản lý chặt chẽ, phát hiện ra được nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện các công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Thái nguyên

Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ; Phía Nam giáp thị xã Sông Công; Phía Tây giáp huyện Đại Từ; Phía Đông giáp huyện Phú Bình. Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Địa hình, địa mạo: Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao. Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp,

33

tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

Khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Thuỷ văn: Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m-

³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi

Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.

Tài nguyên đất: Trên địa bàn thành phố Thái nguyên, Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu. Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa – màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 – 90% diện tích đất canh tác. Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên rừng: Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo chương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng hầu như không đáng kể.

Tài nguyên khoáng sản: Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương có mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

35

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện các thủ tục hành chính cũng như mở các buổi xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Thành phố Thái nguyên Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018 2017 2019 2018 Tốc độ phát triển % 16,7 17,2 16,2 - - Thu nhập bình quân NLĐ Tr.đồng 42,7 43,7 44,2 102,34 101,14 Thu ngân sách T.đồng 2.474 3.008 2.510 121,58 83,44 GTSX Nông nghiệp Tỷ đồng 1.641 1.678 1.689 102,25 100,65 GTSX Công nghiệp Tỷ đồng 6.772 6.983 7.243 103,11 103,72 GTSX Dịch vụ Tỷ đồng 17.100 17.983 18.483 105,1637 102,7804 Tổng số lao động Người 171.645 183.384 189.384 106,83 103,21 Tạo việc làm tăng thêm LĐ 3.857 4.527 5.183 117,37 114,49

Tỷ lệ hộ nghèo % 1.91 1.87 1.85 - -

Trường đạt chuẩn quốc

gia Trường 105 109 111 103,80 101,83

Tỷ lệ trẻ em trong độ

tuổi đi học mẫu giáo % 78,5 79,1 81,2 - -

Tỷ lệ trạm y tế đạt

chuẩn quốc gia % 100 100 100 - -

Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Thái nguyên đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Trong năm 2018 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 3008 tỷ đồng bằng 162% so với kế hoạch của tỉnh Thái Nguyên đề ra, ngoài ra giá trị sản xuất của ngành dịch vụ đạt 9800 tỷ đồng, ngành công nghiệp xây dựng đạt 33200 tỷ đồng.

Thành phố đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư, lãnh đạo thành phố đã tiếp xúc giới thiệu cơ hội đầu tư đến nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Riêng trong năm 2019 thành phố đã thu hút được 30 dự án đầu tư trên địa bàn với số vốn đăng ký trên 36 nghìn tỷ đồng. Đây là cơ hội để thành phố chứng minh với các doanh nghiệp về khả năng thu hút đầu tư, môi trường đầu tư hấp dẫn.

Bằng những hoạt động thiết thực, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố xuống dưới 2% trong những năm qua. Công tác giáo dục luôn được đảm bảo, tính đến thời điểm năm 2019, thành phố có 113/122 trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, tỷ lệ phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đã đạt trên 97%. Con em người dân trên địa bàn được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng tốt nhu cầu lao động chất lượng cao cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.

Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực giáo dục, thành phố cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học và cũng là nơi cung cấp nhiều lao động chất lượng cao cho cả nước đặc biệt các tỉnh miền núi phía bắc. Ngoài ra, thành phố cũng đã có nhiều biện pháp nhằm kích thích phát triển giáo dục văn hóa như: Đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giúp trẻ có điều kiện học được tốt nhất. Các trường cũng được đầu tư cải tạo và xây dựng mới các lớp học không để tình trạng thiếu lớp, cơ sở vật chất không đảm bảo… ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các cháu.

37

3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và tình hình đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của Thành phố Thái Nguyên NSNN của Thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Việc tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN là rất quan trọng vì nó đòi hỏi một sự thống nhất từ trên xuống dưới nhằm đảm bảo các công việc được thực hiện một cách thuận lợi nhưng vẫn có tính hiệu quả: giúp quản lý vốn ngân sách nhà nước được tốt hơn, tránh thất thoát lãng phí, bên cạnh đó là nâng cao chất lượng các công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Sở Xây dựng: Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, chịu trách nhiệm về các lĩnh vực: Thẩm định quy hoạch tổng thể vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trên địa bàn tỉnh; Quản lý định mức đơn giá xây dựng; thẩm định thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công), tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật đô thị; thẩm định quản lý việc thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; chất lượng công trình xây dựng và quản lý hành nghề tư vấn xây dựng; giới thiệu địa điểm; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng; cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND thành phố, huyện để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn.

Sở Tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý, cấp phát nguồn vốn ngân sách đầu tư. Chủ trì thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn ngân sách đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn huy động và các loại vốn vay phải trả để đầu tư xây dựng. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kế hoạch vốn đầu tư báo cáo UBND tỉnh trình HĐND thông qua. Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm hướng dẫn về kế hoạch hóa đầu tư, tổ chức thẩm định, trình duyệt các dự án thuộc các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, quản lý các dự án có vốn vay, vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài cùng với Sở tài chính dự kiến kế hoạch vốn đầu tư báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn kiểm tra, thẩm định kế hoạch và kết quả đấu thầu của các dự án theo quy định của Chính phủ và quy chế về đấu thầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)