Thực tiễn đời sống pháp luật ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm các vấn đề: kết quả triển khai tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật; kết quả thực hiện pháp luật; những gương sáng điển hình, tấm gương “người tốt, việc tốt” trong thực hiện pháp luật; tình hình tội phạm trên địa bàn; các âm mưu, thủ đoạn, phương thức phạm tội mới xuất hiện; kết quả hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật của các cơ quan chức năng trong tỉnh Đắk Lắk... Việc phổ biến, tuyên truyền những nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật ở tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa rất quan trọng: một mặt, động viên, khuyến khích, cổ vũ đồng bào dân tộc Êđê học tập, làm theo những tấm gương sáng trong thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng; mặt khác, tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk nâng cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nội dung tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật và đối tượng phổ biến pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, nghĩa là phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu tiếp nhận kiến thức pháp luật của từng nhóm đối tượng phổ biến pháp luật để lựa chọn các nội dung tổ chứcthực hiệnphổ biến pháp luật phù hợp.
1.4.2. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật luật
1.4.2. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật luật cách thức truyền đạt nội dungpháp luật tới các thành viên trong xã hội.
Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật có thể sử dụng phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đối với đa số đồng bào dân tộc Êđê đang sinh sống tại các buôn, làng, các chủ thể có thể sử dụng các