Trong những năm qua, chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật tỉnh Đắk Lắkđã sử dụng tương đối đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho các tầng lớp xã hội, trong đó có đồng bào dân tộc Êđê. Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk, các chủ thể thực hiện phổ biến pháp luật cần tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào, tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê phù hợp với đặc điểm về truyền thống văn hóa, lối sống, sinh hoạt, tôn giáo và địa bàn cư trú của từng nhóm đối tượng người dân Êđê. “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống”(khoản 2, Đ. 7 Luật PBGDPL).
Theo tinh thần đó, các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật có thể sử dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều hình thức phổ biến pháp luật, giúp đồng bào dân tộc Êđê tham dự được đông đủ, dễ tiếp thu, dễ hiểu và nhớ lâu, vận dụng được kiến thức pháp luật vào thực tế. Đối với đa số đồng bào dân tộc Êđê đang sinh sống tại các buôn, làng, hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật được sử dụng có thể bao gồm: tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thông qua
các cuộc họp dân, các hội nghị nhân dân, các buổi sinh hoạt tôn giáo; biên soạn sách pháp luật phổ thông bằng tiếng Êđê, đọc sách pháp luật tại Tủ sách pháp luật; sử dụng tờ gấp pháp luật; tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thông qua chuyên mục của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk; tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật. Ngoài ra, hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật chuyên biệt thông qua hoạt động của các cơ quan xét xử, bảo vệ pháp luật cũng rất phù hợp với đồng bào dân tộc Êđê.
Thứ hai, cùng với việc đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, cần giới hạn ở các hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật được đối tượng coi là phù hợp với họ. Đó là các hình thức:
Mở các lớp phổ biến, tuyên truyền pháp luật có tính chất đại trà cho đồng bào dân tộc Êđê;
Mở các chuyên mục phổ biến pháp luật dành riêng cho đồng bào dân tộc Êđê trên các phương tiện truyền thông đại chúng (các báo địa phương, Bản tin Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh);
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo các chủ đề pháp luật cần phổ biến, giáo dục cho các đối tượng là đồng bào dân tộc Êđê;
Tăng cường sử dụng hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắkqua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan, ban, ngành; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của khu dân cư (buôn, làng).
Tiếp tục phát huy hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
Thứ ba, từ thực tiễn phổ biến pháp luật, các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê ở tỉnh Đắk Lắk cần tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về các hình thức phổ biến pháp luật cho đối tượng này, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của mỗi hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật để có thể lựa chọn được những hình thức phổ biến pháp luật vừa hiệu quả, vừa phù hợp tối ưu đối với tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc ÊđêtỉnhĐắk Lắk.