Việc xây dựng và kiện toàn tổ chức từ trung ương đến địa phương trong những năm qua đã có một bước tiến đáng kể, đã hình thành, củng cố và phát triển được một hệ thống các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật theo hướng hoạt động chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, ở Trung ương, Bộ Tư pháp có Vụ PBGDPL; 21 Bộ, cơ quan ngang Bộ còn lại đã thành lập Vụ Pháp chế làm đầu mối tham mưu và tổ chức triển khai công tác tổ chứcthực hiệnphổ biến pháp luật, trong đó một số Vụ Pháp chế có Phòng PBGDPL như Bộ Công an, Bộ Công thương... Các cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể đã phân công một đơn vị làm đầu mối theo dõi công tác pháp chế. Các Cục, Vụ, Viện trực thuộc các Bộ, ngành cũng có cán bộ pháp chế thực hiện công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật tại đơn vị mình.
Đối với tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, UBND tỉnh đã củng cố Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh với 29 thành viênlà lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, tổ chức, đơn vị của tỉnh (Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp); đồng thời ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng, quy định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, phương thức làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng, Hội đồng cũng đã ra Thông báo phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng đồng
chí... Ngoài ra, ở tỉnh còn có 03 cơ quan (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh và Công an tỉnh) thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL riêng với 43 thành viên.
Về Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện: có 15/15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk đều đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện với thành phần tương tự như Hội đồng phối hợp PBGDPL của tỉnh, với tổng số 355 thành viên.
Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc tư vấn, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật, đa dạng hoá về hình thức, phong phú, thiết thực về nội dung và tăng cường hướng về cơ sở; chuyển tải kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong chỉ đạo hoạt động, Hội đồng đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậtđối với từng đối tượng, từng địa bàn; hàng năm tổ chức sơ kết để đánh giá, rút kinh nghiệm trongquá trình triển khai thực hiện.
3.2.2.2. Về việc kiện toàn đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậttỉnh Đắk Lắk