Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 1 Những thành tựu, kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc êđê tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 54)

Trong 05 năm, hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, thể hiện trên các phương diện sau:

*Những kết quả đ t được từ phí chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê

Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã có sự chủ động trong việc chuẩn bị nhân lực, xây dựng chương trình kế hoạch và tích cực tham gia tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê. Các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk vừa giữ vai trò tham mưu, đề xuất kế hoạch, chương trình cho cấp ủy Đảng, chính quyền, vừa trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho cho các đối tượng, trong đó có đồng bào dân tộc Êđê. Để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các chủ thể, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp của tỉnh Đắk Lắk đã được thành lập, đi vào hoạt động với vai trò thường trực thuộc về cơ quan Tư pháp.

Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp của tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm xây dựng nguồn nhân lực và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật ở các ngành, các cấp. Bên cạnh việc đảm bảo lực lượng nòng cốt, thường trực làm công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật tại các cơ quan Tư pháp, việc thu hút, bồi dưỡng những lực lượng khác tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm tạo nguồn nhân lực tham gia phổ biến pháp luật cũng được chú trọng. Nhờ đó, công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho các nhóm đối tượng xã hội khác nhau, trong đó có đồng bào dân tộc Êđê, đã phát huy được tính chủ động, tích cực; các cơ quan Tư pháp luôn làm tốt công tác tham mưu cho UBND cùng cấp trong hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật, các chủ thể phổ biến pháp luậtđã chủ động tổ chức các hoạt động tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê. Theo kết quả điều tra XHH, trong 750 người tham gia được hỏi (tác giả chọn mỗi huyện, thị xã, thành phố 50 người dân tộc Êđê để điều tr ) với câu hỏi về cơ quan chức năng đứng ra tổ chức tuyên truyền, thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, kết quả thu được từ mẫu phiếu cho thấycác buổi phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê do UBND cấp xã tiến hành chiếm tỷ lệ cao nhất (40.30% - 62.00%); tiếp đến là do Phòng Tư pháp huyện hoặc các Phòng có liên quan tổ chức (40.65% - 40.40); thấp nhất là các buổi phổ biến pháp luật do Sở Tư pháp tỉnh hoặc các Sở, ban ngành có liên quan tổ chức (16.35 - 25.86) [xem Phụ lục 2, bảng số 8; Phụ lục 4, bảng số 9].

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho các đối tượng nói chung, cho đồng bào dân tộc Êđê nói riêng đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Để tạo nguồn nhân lực phổ biến pháp luật, các cơ quan chức năng và các ngành, các cấp của tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, nhờ đó, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này bao gồm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, truyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Chẳng hạn, năm 2015, tỉnh Đắk Lắk 113 báo cáo viên pháp luật tỉnh; 341 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 3.111 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. 2.524 tổ hoà giải với 14.746 hòa giải viên, trong năm 2015, các tổ hòa giải, hòa giải viên đã thụ lý 2.628 vụ việc, trong đó số vụ việc hòa giải thành 1.984 vụ việc (đạt tỷ lệ 80%). Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành; thành viên các đoàn thể; giảng viên, giáo viên dạy pháp luật tại các

Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học, Trung cấp, Phổ thông; phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, đài ở địa phương tích cực tham gia tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật theo lĩnh vực phụ trách, góp phần đưa pháp luật đến với cán bộ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Nhìn chung, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được phân bố rộng rãi ở tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nên hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật được thực hiện thường xuyên, liên tục; nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; phát huy được tính chủ động, tích cực và thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp trong công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật. Kết quả điều tra XHH (trong 746 báo cáo viên, tuyên truyền viên tham gia được hỏi) cho thấy, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn là những chủ thể chủ yếu và trực tiếp thực hiện phổ biến pháp cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk; trong đó, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật vẫn là chủ thể chính ( 67.96% - 68.00 %), tiếp đến là báo cáo viên cấp huyện (15.15% - 15.06% ) và thấp hơn là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh với (13.40% - 13.33 %), [xem Phụ lục 2,bảng số 9; Phụ lục 4, bảng số 10].

Đa số báo cáo viên, báo cáo viên pháp luật đã chủ động, tích cực và trực tiếp tham gia tổ chứcthực hiện phổ biến pháp cho đồng bào dân tộc Êđê. Trong số 746 báo cáo viên, tuyên truyền viênpháp luật tham gia cuộc điều tra XHH, có 640 người khẳng định đã trực tiếp làm công tác này, chiếm 85.80% trả lời hợp lệ; chỉ có 14.20% trả lời là chưa tham gia [xem Phụ lục 2, bảng số 6]. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có tới 640 báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, chiếm 85.80%, khẳng định mình là người quan tâm đến tổ chức thực hiện phổ biến pháp cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk [xem Phụ lục 02, bảng số 01]. Sự quan tâm đó xuất phát từ chỗ đa số báo cáo viên, tuyên truyền viênpháp luật

đánh giá cao vai trò của phổ biến pháp cho đồng bào dân tộc Êđê. Các số liệu thu được cho thấy có tới 85.80% báo cáo viên, tuyên truyền viênpháp luật được hỏi cho rằng tổ chức thực hiện phổ biến pháp cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk là rất quan trọng và 14.07% coi là quan trọng, có nghĩa gần như tuyệt đối (99.86%) cho rằng công tác này rất quan trọng và quan trọng [xem Phụ lục 2, bảng số 2].

Về đối tượng, hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được sự tham dự của nhiều người dân Êđê. Theo sự ghi nhận của đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã từng tham dự các buổi tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thì có đa số khẳng định rằng, đối tượng tham dự các buổi phổ biến pháp luậtlà tất cả những người dân Êđê có nhu cầu hiểu biết pháp luật; Điều đó cho thấy hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được sự tham dự của nhiều người dân Êđê.

Về nội dung tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật đã lựa chọn được những nội dung pháp luật phù hợp với đối tượng, đặc thù kinh tế - xã hội và tình hình thực hiện pháp luật ở từng địa bàn huyện, xã có đông đồng bào dân tộc Êđê sinh sống. Nội dung tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđêtỉnh Đắk Lắk là những văn bản QPPL do Nhà nước ban hành và những văn bản pháp quy do các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Đắk Lắk ban hành. Đối với mỗi cộng đồng dân tộc Êđê phải lựa chọn những nội dung tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật phù hợp với nhu cầu của họ. Nhìn dưới góc độ này, một trong những kết quả đạt được là chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật đã lựa chọn được những nội dung pháp luật phù hợp với đối tượng, đặc thù kinh tế - xã hội và tình hình thực hiện pháp luật ở từng địa bàn xã, huyện trong tỉnh. Chẳng hạn, đối với người dân nông thôn, các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến

pháp luậtđã tập trung phổ biến Luật Đất đai, các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế, quyền sở hữu...; đối với phụ nữ, tuyên truyền các quy định của Pháp lệnh Dân số, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; đối với khu vực đồng bào dân tộc, tôn giáo tập trung tuyên truyền Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, những quy định đối với người dân tộc thiểu số, như chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho đồng bào dân tộc; đối với thanh niên, tập trung tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Thanh niên, Luật Phòng chống ma túy.

Về hình thức, hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậtcho các đối tượng nói chung, cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắknói riêng đã được tiến hành một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú. Hình thức đồng bào dân tộc Êđê được các chủ thể sử dụng chủ yếu là tuyên truyền miệng, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các cuộc hội nghị triển khai các văn bản QPPL mới được ban hành, các văn bản đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Ngoài ra còn có các hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật khác, như đối thoại pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, biên soạn tài liệu pháp luật phát hành cho các đối tượng, tủ sách pháp luật, tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật trong trường học. Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, các cơ quan, đơn vị, trường học thường xuyên tổ chức tuyên truyền miệng đến các đối tượng. Riêng với học sinh thì thực hiện thêm việc lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật vào chương trình giảng dạy và giờ ngoại khóa. Tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát huy hiệu quả và đang được cải tiến, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài. Các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậtcòn lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật vào các buổi hội họp, tọa đàm, sinh hoạt với nông dân, đồng bào dân tộc Êđê, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, trang bị tủ sách pháp luật, phát tờ

rơi, bản tin nông nghiệp và phát triển nông thôn...

* Những kết quả đạt được từ phía đối tượng tiếp nhận phổ biến pháp luật - đồng bào dân tộc Êđêtỉnh Đắk Lắk

Nhận thức, hiểu biết pháp luật, cách xử sự theo pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã có sự cải thiện, tiến bộ rõ rệt. Phần lớn đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã có ý thức tự giác, chủ động tham gia các buổi tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luậtdo các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành tổ chức. Kết quả điều tra XHH cho thấy, trong số 750 người dân Êđê tham gia trả lời bảng hỏi, có tới 750 người khẳng định có tham dự các buổi truyên truyền, phổ biến pháp luật do các cơ quan chức năng tổ chức, chiểm 100%, [xem Phụ lục 4, bảng số 6]. Con số 100% đồng bào Êđê được hỏi đã tham gia các buổi tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luậtlà một kết quả rất đáng trân trọng.

Ngày càng có nhiều đồng bào dân tộc Êđê tham dự các buổi nghe phổ biến pháp luật là vì trong cuộc sống, công việc hàng ngày họ thường gặp các sự việc, sự kiện đòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật mới giải quyết được với 81.20% người dân Êđêthừa nhận điều này [xem Phụ lục 4, bảng số 11]. Bên cạnh đó, trả lời câu hỏi về vai trò của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với cuộc sống, lao động, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Êđê, có tới 84.27% người dân Êđêcho rằng kiến thức, hiểu biết pháp luật có vai trò “rất cần thiết” đối với cuộc sống, lao động, sinh hoạt của đồng bào; 15.06% khẳng định là “cần thiết”; tổng cộng có tới 99.33% đồng bào dân tộc Êđê ở tỉnh Đắk Lắk đánh giá kiến thức pháp luật có vai trò “rất cần thiết và cần thiết” đối với họ [xem Phụ lục 4, bảng số 4].

Như vậy, nhận thức về vai trò của kiến thức pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã được cải thiện rõ rệt. Từ nhận thức đó, việc phần lớn người dân Êđêchủ động, tích cực tham gia hoạt động tổ chứcthực hiện phổ biến

pháp luật đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của họ. Qua tiếp xúc, trò chuyện trao đổi, đa số đồng bào dân tộc Êđêkhẳng định rằng, họ chỉ biết một số quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, công việc hàng ngày, như các quyền, nghĩa vụ của công dân... Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các phương án được đưa ra, cho thấy các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt được mục tiêu tối thiểu ban đầu của tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật là trang bị cho đồng bào dân tộc Êđê những thông tin, kiến thức pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày của họ. Những người khẳng định mình có trình độ hiểu biết pháp luật cao chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Êđê đang sinh sống trên địa bàn, như giáo viên, bác sĩ, cán bộ nghỉ hưu... Như vậy, một trong những kết quả quan trọng mà tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk đã đạt được là góp phần cải thiện, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê.

Việc cải thiện, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk thông qua tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật đã góp phần thay đổi cách xử sự của họ theo hướng tích cực, dựa trên các quy định pháp luật chứ không còn xử sự thuần túy theo chủ quan, cảm tính. Những kiến thức, hiểu biết pháp luật tiếp nhận được qua tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậtđã giúp một bộ phận đáng kể đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắkgiải quyết được các vấn đề có liên quan đến pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn cuộc sống làm nảy sinh trong đồng bào dân tộc Êđê nhu cầu được trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật; nhu cầu đó được đáp ứng thông qua hoạt động phổ biến pháp luậtdành cho họ. Đến lượt mình, những kiến thức, hiểu biết pháp luật đã tiếp thu, lĩnh hội được sẽ giúp đồng bào dân tộc Êđê biết cách xử lý, giải quyết các sự việc, vấn đề pháp luật xảy ra trong cuộc sống của họ. Đây cũng

chính là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđêtỉnh Đắk Lắk.

Tóm lại, kết quả nổi bật của hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk là đã khơi dậy trong đồng bào dân tộc Êđê ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc êđê tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)