3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết phục vụ công tác tổ chức thực hiệnphổ biến pháp luật tổ chức thực hiệnphổ biến pháp luật
Hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật, về cơ bản, là lĩnh vực hoạt động tinh thần, hướng tới trang bị cho đối tượng những tri thức, hiểu biết pháp luật nhất định. Lĩnh vực hoạt động tinh thần, suy cho cùng, luôn chịu tác động, ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế và các điều kiện cần thiết về kinh tế bảo đảm cho hoạt động đó. Có thể khẳng định rằng, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk không thể tách rời sự đảm bảo các điều kiện về kinh tế. Vì vậy, Nhà nước, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm, đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê. Hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk chỉ đi vào chiều sâu, thực chất và đạt hiệu quả cao khi có sự quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí thỏa đáng từ phía Nhà nước nói chung, các cấp, các ngành ở địa phương nói riêng. Nguồn kinh phí được cung cấp đầy đủ sẽ là điều kiện quan trọng để các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động phổ biến pháp luật, bao
gồm việc nâng cấp, xây dựng mới hội trường, nhà văn hóa... rộng rãi, thoáng mát, trang bị bàn ghế đầy đủ, các thiết bị truyền thông phục vụ việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê; đầu tư xây dựng Tủ sách pháp luật đa dạng, phong phú về số đầu sách pháp luật phổ thông, sách hướng dẫn pháp luật, các loại báo, tạp chí pháp luật, băng hình, đĩa hình về các nội dung pháp luật; xây dựng phòng đọc đủ rộng, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin của người dân Êđê; in ấn các loại tài liệu pháp luật, tờ gấp pháp luật... phát miễn phí cho đồng bào dân tộc Êđê. Tất cả các hình thức tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật đó đều cần đến kinh phí; nếu nguồn kinh phí không được đáp ứng thì khó có thể nói đến việc nâng cao hiệu quả tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê.
Đầu tư kinh phí của Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng là điều kiện thiết yếu để chủ thể tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật của tỉnh Đắk Lắk thành lập bộ phận chuyên trách tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, xây dựng chương trình phổ biến pháp luật dành riêng cho đồng bào dân tộc Êđê theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của đồng bào dân tộc Êđê; trang bị hệ thống sách pháp luật phổ thông, tài liệu tham khảo phục vụ công tác tổ chứcthực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê. Nguồn kinh phí mà Nhà nước và các cơ quan chức năng đầu tư kịp thời cũng giúp các chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật thực hiện tốt hơn chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật hoặc các nhà giáo, chuyên gia pháp luật khác trực tiếp tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, như chế độ phụ cấp trách nhiệm, chi trả thù lao giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình, sự tận lực, tận tâm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đối với tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho
đồng bào dân tộc Êđê, từ đó, họ có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng bài giảng, tập trung hoàn thành tốt việc truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Một trong những yếu tố quy định chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê là trình độ tri thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thù lao chi trả cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn thấp, nên đội ngũ này lâu nay ít dành thời gian cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu pháp luật, học tập nâng cao trình độ, không trau dồi kỹ năng nghiệp vụ... Chính vì vậy, chất lượng bài giảng, bài nói chuyện về pháp luật của họ thiếu chuyên sâu, thông tin còn nghèo nàn, chưa bám sát yêu cầu, đòi hỏi của đồng bào dân tộc Êđê. Nguồn kinh phí hạn hẹp cũng khiến chủ thể tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật khó có thể mời được những thầy, cô giáo của các trường đại học luật, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật hoặc trực tiếp nói chuyện, trao đổi về pháp luật với đồng bào dân tộc Êđê. Việc Nhà nước, các cơ quan chức năng đầu tư kinh phí nhiều hơn cho tổ chức thực hiện phổ biến pháp luậtlà điều kiện quan trọng để có thể tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên hơn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giúp nâng cao trình độ của đội ngũ này; cũng có nghĩa là bảo đảm chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk.
Vì vậy,Nhà nước, các cơ quan chức năngtỉnh Đắk Lắkcần phải quan tâm trang bị cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí hàng năm cho công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, đảm bảo cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác phổ biến pháp luật. Đồng thời, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học của Chính phủ, mạng Internet; xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử... để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiệnphổ biến pháp luậtcho đồng bào dân tộc Êđêtrong giai đoạn hiện nay.
3.2.5. Tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật