Hoàn thiện nội dung quản trị chi phí tính giá thành tại công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ,CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG VICEM HẢI PHÒNG (Trang 121 - 128)

3.3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật

Việc hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí không hợp lý và có thể kiểm soát một cách khoa học các chi phí này. Tuy nhiên việc này là tương đối khó khăn mà kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện theo một trình tự nhất định như sau:

14

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp

Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất

*Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là: -Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

- Hao hụt cho phép

- Lượng vật liệu tính cho sản phẩm háng

Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán ) - Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

* Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

- Mức lương trên một giờ công. - BHXH.

15

Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

- Phương pháp kỹ thuật: - Phương pháp bấm giờ Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá - Định mức chi phí sản xuất chung

*Định mức biến phí sản xuất chung

Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

*Định mức định phí sản xuất chung

Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.

Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chí phí sản xuất:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3 Y: Chi phí sản xuất sản phẩm

X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp X2: Chi phí nhân công trực tiếp X3: Chi phí sản xuất chung

3.3.2.2 Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu của quản trị

Chi phí kinh doanh trong công ty nên được phân loại theo tiêu thức” Cách ứng xử của chi phí với khối lượng hoạt động” chi phí kinh doanh được chia thành chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chi phí biến đổi

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp

16

- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp… Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

* Chi phí cố định

- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. . .

- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

3.3.2.3 Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Việc cung cấp thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho nhà quản trị hiện nay phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như:

- Đảm bảo cho việc phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Phản ánh được biến động giữa tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán về chi phí sản xuất với số thực tế và phải phân tích về nguyên nhân của những biến động đó.

- Cung cấp được thông tin về chi phí sản xuất theo từng địa điểm, bộ phận theo từng loại sản phẩm, từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất.

17

Chính vì vậy tác giả đề xuất bộ phận kế toán của các doanh nghiệp có thể bao gồm các báo cáo như:

Báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp

Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta có thể xây dựng báo cáo phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn.

Thông qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi của định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên liệu từ đó bộ phận quản lý phải có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu ở đầu vào và khai thác các khả năng còn tiềm tàng.

Báo cáo về chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, hệ thống các báo cáo về lao động tại các doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lương chứ chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng yêu cầu trên thì chúng ta có thể áp dụng báo cáo phân tích chi phí nhân công trực tiếp.

Thông qua số liệu trong báo cáo cho thấy việc sử dụng lao động chi trả lương của doanh nghiệp thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không có đảm bảo kết hợp lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động hay không. Đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Báo cáo về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là khoản mục chi phí

18

được cấu thành từ nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau và được nhiều người quản lý khác nhau. Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khác nhau như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị. Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh.

Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đảm phí

Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong nội bộ của doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức về cách ứng xử chi phí với những mức độ hoạt động khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và các bộ phận trong tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận cũng có thể thể hiện thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị, phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận có thể được xây dựng những hình thức sau: 1. Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ

Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và tỷ lệ của doanh thu biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.

2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị

Với hình thức báo cáo thể hiện theo tổng giá trị và đơn vị giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và giá trị đơn vị của doanh thu, biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm

19 vi.

3.3.2.4 Thực hiện lập dự toán, so sánh đối chiếu với kế hoạch

- Hiện nay công ty mới tiến hành lập dự toán dựa trên kinh nghiệm, dự toán còn rất sơ sài.Việc lập dự toán còn rất quan trọng, giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định trong tương lai. Công ty nên thường xuyên lập dự toán.

Lập dự toán tiêu thụ sản phẩm cho tháng 4, 5, 6 năm 2020 sp PC30: Theo kinh nghiệm, sản phẩm PC30 tiêu thụ dự kiến trong tháng 4, 5, 6 lần lượt là 25.000 tấn,

30.000 tấn, 31.500 tấn. Ta có bảng dự toán tiêu thụ như sau:

Bảng 3.1: Lập dự toán tiêu thụ quý II năm 2020

Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Quý II

Số lượng

tiêu thụ K/H (tấn) 120.000 125.000 130.000 375.000 Đơn giá

bán/1 tấn (đ) 1.020.000 1.020.000 1.020.000 1.020.000 Doanh thu tiêu thụ (đ) 122.400.000.000 127.500.000.000 132.600.000.000 382.500.000.000

- Việc thực hiện đối chiếu kế hoạch với thực tế ở công ty không thể chỉ dừng lại ở việc so sánh kế hoạch và thực tế. Việc so sánh cần phải đánh giá chi tiết các khoản mục ảnh hưởng.

Ví dụ với chi phí NVL trực tiếp của một sản phẩm xi măng có nhiều nguyên liệu cấu thành lên giá nguyên liệu ví dụ là nguyên liệu đá vôi, đất sét ,phụ gia đầu vào đá vôi tăng nhưng đất sét giảm phụ gia giảm tuy nhiên do A tăng mạnh nên giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn tăng

Bảng 3.3 Phân tích nguyên vật liệu đầu vào

Tháng 4 - 2020 ĐVT :1000đ Nguyên liệu KH TT Tănggiảm Tỉ lệ K/L(kg) Đơn giá T/Tiền K/L(kg ) Đơn

20 Đá vôi 2.41 4.32 10.41 2.9 5.52 16.01 5.60 154% Đất sét 0.45 19.56 8.80 0.45 18.22 8.20 - 0.60 93% Phụ gia 0.11 27.28 3.00 0.11 25.46 2.80 - 0.20 93% Tổng 2.97 22.21 3.46 27.01 4.8 122%

Bảng trên có thể mở rộng phân tích sự biến động của đơn giá của khối lượng vật tư…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ,CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG VICEM HẢI PHÒNG (Trang 121 - 128)