Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 46 - 50)

- Nhân tố thuộc phía ngân hàng.

1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giớ

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng SiamcityBank (SCIB) – Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng Tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, SiamcityBank (SCIB) đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất: Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản tín dụng. Quy trình tín dụng của họ đựơc tổng kết như sau: tiếp xúc KH/ phân tích tín dụng/ thẩm tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 – 1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã

không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình cho vay. Nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của KH như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, trực trạng tài chính...

Thứ ba: Cho điểm khách hàng. SiamcityBank (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm KH, để quyết định cho vay đối với tín dụng bản lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp. Hạng uy tín dụng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lương cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó, hạng có thể xét cho vay được xếp từ AAA+, AAA; AAA-, A+, A-; BBB+, BBB, BBB-. Các hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng TD này, áp dụng theo tiêu chuẩn của S &P (Standard and Poor). Kasikom Bank đã ứng dụng xếp loại TD như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, cho vay cá nhân. Ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch của KH hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm. Họ sử dụng dữ liệu từ các chương trình ứng dụng TD như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi khách hàng…

Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Họ quy định việc quyết định TD theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: dưới 10 triệu Baht thì một người chịu trách nhiệm; trên 100 triệu Baht phải qua hai người chịu trách nhiệm; trên 3 tỷ Baht phải do Hội đồng quản trị NH quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Thứ năm: Giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, NH rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về KH, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại KH để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của ANZ có một số điểm nhấn đáng lưu ý như:

- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.

+ Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.

- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:

Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ

Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ. Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây

dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:

(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;

(ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;

(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas (UOB) – Singapore

Ngân hàng UOB được thành lập vào năm 1935 tại Singapore, với hơn 500 văn phòng trên khắp thế giới và đang phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á trong suốt 78 năm. Tổng vốn của UOB là hơn 25 tỉ USD (tháng 9/2013) và tổng dư nợ tín dụng là hơn 132 tỉ USD. Chiến lược phát triển trong những năm gần đây của UOB đó là mua lại các ngân hàng ở khu vực châu Á có tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn trong hoạt động. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, UOB đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tương đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại UOB được mô tả như sau:

- Thiết lập chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chặt chẽ, bao gồm: + Các quy định về mức độ tập trung tín dụng

+ Phương thức thẩm định về tài sản đảm bảo + Hạn mức tín dụng cho KH/nhóm KH + Thời hạn tối đa của các sản phẩm tín dụng

+ Quy trình phân loại nợ tự động dựa trên thời hạn cho vay - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

+ Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

+Phân loại rủi ro KH vay. Tất cả các khoản nợ đều được phân loại thành 2 nhóm: Đủ tiêu chuẩn, Đặc biệt nghi ngờ hay Nợ xấu. Nợ xấu sẽ được phân loại thành: Nợ dưới chuẩn, Nợ nghi ngờ hoặc Nợ có nguy cơ mất vốn. Các khoản vay còn được phân loại dựa mức độ tín nhiệm của người vay hoặc giá trị tài sản dùng bảo đảm cho khoản vay đó.

các tập đoàn và các khoản tín dụng thương mại có giá trị lớn. + Cảnh báo về rủi ro tín dụng.

- Quy định phân quyền phán quyết tín dụng dựa trên: + Cấp bậc lãnh đạo tại NH

+ Đặc điểm danh mục cho vay + Kinh nghiệm làm việc.

- Phổ biến các chính sách, quy trình tín dụng rộng rãi:

+ Đào tạo hướng dẫn về các quy trình, chính sách thông qua hệ thống trực tuyến của Ngân hàng.

+ Thường xuyên nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp

- Quy trình kiểm tra giám sát tín dụng, phương thức kiểm tra bất ngờ, thường xuyên hàng kỳ

+ Đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại, nhất là đối với các khoản nợ xấu và nợ quá hạn. Từ đó, NH kiểm soát được những sai sót, giảm thiểu được rủi ro, nhanh chóng phục hồi nếu có tổn thất xảy ra, đồng thời, kịp thời điều chỉnh các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn.

- Xem xét, đánh giá đến rủi ro quốc gia:

+ Lập hạn mức rủi ro tín dụng cho từng quốc gia + Phân tích rủi ro của các quốc gia.

+ Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiện bát ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w