Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay hợp lý: Phương thức tốt nhất là trả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 100 - 103)

góp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trả nợ theo tháng, quý phù hợp với kỷ thu tiển bình quân của người vay như CBCNV lĩnh lương hàng tháng, hộ sản xuất kinh doanh

thu tiền hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ được thường xuyên, liên tục.

Trong nhiều trường hợp ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay đối với CBCNV thông qua người đại diện như Thủ trưởng cơ quan, đại diện Công đoàn, vì vậy khi cho vay ngân hàng cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên đó là ngân hàng - đại diện của bên vay - người vay cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu nợ. Người đại diện trong phương thức cho vay này có trách nhiệm tập hợp các hồ sơ xin vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi vay và các trách nhiệm khác có liên quan. Để đảm bảo quyền lợi của người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt trách nhiệm được giao, ngân hàng có thể đưa ra những ưu đãi như hàng tháng trách thưởng theo phần trăm số lãi thực thu, đồng thời ưu tiên khi người đại diện cũng vay vốn tại ngân hàng... Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần lưu ý về trách nhiệm của người đại diện theo hình thức cho vay này. Nếu ngân hàng không có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ thỉ có thể dẫn đến tình trạng người đại diện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền trả nợ của người vay, gây ảnh hưởng đến việc cho vay và thu nợ. Chính vì vậy mà việc xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia rất quan trọng và cần phải được xem xét kỹ càng.

- Cải thiện quy trình cho vay: Nhìn chung quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng là khá gọn nhẹ, khách hàng dễ tiếp cận với nguồn vốn, nếu các điều kiện vay được đáp ứng đầy đủ thì khách hàng nhanh chóng nhận được vốn giải ngân. Tuy nhiên, quy trình cho vay này có nhược điểm là cán bộ tín dụng phải xử lý tất cả các khâu trong quá trình cho vay, chỉ trừ thao tác giải ngân. Quy trình cho vay này đã làm hạn chế khả năng phát triển khách hàng mới của cán bộ tín dụng do phải thực hiện cả công tác thẩm định khoản vay, công tác thẩm định TSĐB lẫn công tác thu hồi nợ, nhất là trong việc xử lý TSĐB mất rất nhiều thời gian như phải làm việc với các cơ quan công quyển (cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo về nhà đất, cơ quan công an... ). Bên cạnh đó là những

sai sót khi lựa chọn khách hàng hay trong quá trình cho vay do trình độ nghiệp vụ, yếu tố chủ quan, kinh nghiệm của mỗi cán bộ tín dụng có thể dẫn đến biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay, theo dõi và thu nợ. Để hạn chế các nhược điểm trên ngân hàng cẩn thành lập bộ phận hỗ trợ tác nghiệp thuộc phòng Khách hàng cá nhân. Bộ phận này có những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng chính sách, phương án quản lý rủi ro đối với từng khoản cho vay

khách hàng cá nhân cụ thể tại phòng.

+ Quản lý, phân đoạn khách hàng cá nhân theo sản phẩm.

+ Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cho vay có hạn mức trên 2 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của phòng.

+ Thực hiện hỗ trợ trong khâu hoàn thiện hồ sơ TSĐB như thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, phối hợp với các cán bộ phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn để trong khâu thu hồi nợ và xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.

- Xây dựng quy trình quản lý nợ và thu hồi nợ chặt chẽ : Chi nhánh cần xây dựng và hoàn thiện một quy trình quản lý nợ vay chặt chẽ và bắt buộc bộ phận Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề phải thực hiện theo đúng quy trình để chủ động trong việc theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay, đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay đúng thời hạn.

Trong việc xây dựng quy trình quản lý nợ, cần đặc biệt chú ý đến yếu tố chủ động đôn đốc khách hàng thanh toán nợ vay đúng hạn. Thực tế phần lớn đối tượng khách hàng cá nhân không chú ý theo dõi kỳ hạn trả nợ của mình, dẫn đến việc thanh toản nợ vay không đúng thời hạn, làm giảm chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh. Vì vậy trong quy trình quản lý nợ vay cẩn quy định rõ những mốc thời gian, các công việc cụ thể phải làm để nhân viên quản lý nợ thực hiện; chẳng hạn như quy định trước ngày đến hạn thanh toán nợ vay 14 ngày thì gửi thư thông báo cho khách hàng, trước ngày đến hạn thanh toán nợ vay 7 ngày thì gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng, tại ngày đến hạn thanh toán nợ vay thì gọi điện thoại hỏi thăm kháchhàng để biết tình hình thanh toán nợ của khách hàng... từ đó đưa ra các hướng giải quyết đối với những trường hợp khách

hàng không có đủ khả năng thanh toán để phòng ngừa rủi ro tín dụng, đảm bảo tốt chất lượng của các khoản cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm giải quyết nợ quá hạn

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng chính là cơ sở để hình thành các khoản vay tốt, có độ an toàn cao. Công việc này cần thực hiện theo các biện pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin khách hàng: Chi nhánh nênthực hiện việc chuẩn hóa thông tin khách hàng để thuận lợi hơn cho việc tra cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w