Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 88 - 94)

- Việc tuân thủ nguyên tắc cho vay: Qua phântích các chỉ tiêu định lượng ở trên, ta cũng có thể thấy rằng khẩu vị rủi ro của Techcombank Đông Đô là khá

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

mức đáng lo ngại nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng tăng dần qua các năm, tổng dự nợ lại không có nhiều khởi sắc. Trong khi đó nền kinh tế xuất hiện thêm nhiều loại hình tài chính tín dụng phong phú và đa dạng khác của nước ngoài với những ưu thế vượt trội hẳn so với các Ngân hàng trong nước, chứ không phải đối với các NHTMCP, liệu rằng kết quả trên có được cải thiện. Tại Techcombank chi nhánh Đông Đô, mặc dù những hạn chế trong công tác cho vay không nhiều song cũng nổi lên một số vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất, là sự mất cân đối giữa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cho vay KHDN là thế mạnh của Techcombank Đông Đô suốt từ những ngày đầu thành lập đến nay, tuy nhiên định hướng phát triển của Techcombank là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank Đông Đô cần chú trọng phát triển mảng KHCN hơn nữa nếu không bị tụt hậu và đi chệch định hướng của toàn hàng.

- Thứ hai, Cho vay mua BĐS chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay KHCN các năm. Tuy nhiên đối với hoạt động cho vay liên quan đến thế chấp bất động sản, trong thời điểm có nhiều thông tin nhạy cảm về việc có nhiều sổ đỏ giả được mang đi thế chấp cho ngân hàng, việc định giá giá trị tài sản không đúng với thực tế…

- Thứ ba, công tác đôn đốc thu hồi nợ chưa được tiến hành thường xuyên, do vậy một số KH “quen” dựa vào sự nhắc nhở của ngân hàng “quên” hoặc “cố ý quên” do chưa ý thức được những hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu khi mà họ chỉ nghĩ đơn giản là do “bận” hoặc do “thà bị chuyển thành nợ quá hạn còn hơn phải lo thủ tục vay chỗ này trả chỗ kia” do khi vay cán bộ tín dụng và KH chưa xác định đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh, chưa đánh giá đúng năng lực hành vi của KH.

- Thứ tư, Cán bộ tín dụng còn bị động trong việc thu hút tìm kiếm KH mới, mở rộng các kênh bán.

- Thứ năm, Công tác marketing ngân hàng còn yếu. Mặc dù, đã áp dụng một số biện pháp như gửi thư chúc mừng, gửi thư quảng cáo, phát tờ rơi, roadshow…. Tuy nhiên, các hoạt động trên lại chưa được tiến hành thường xuyên.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của cán bộ công nhân viên, lãnh đạo của chi nhánh về vai trò và phương thức tiến hành để đạt được hiệu quả cao là chưa cao.

- Thứ sáu, Hoạt động thu thập thông tin, quản lý giám sát KH chưa được thực hiện một cách đồng bộ còn mang tính hình thức. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do chủ tâm của doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin sai lệch, phần nữa là do sự quá tải trong hoạt động của đội ngũ cán bộ tín dụng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thứ nhất, ngân hàng chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ mang tính thu hút KH và nâng cao chất lượng HĐTD nói chung. Mặc dù Ngân hàng cũng đã rất quan tâm đến những công tác này và coi việc nâng cao chất lượng HĐTD là một trong những mục tiêu hàng đầu, song do hạn chế về chi phí và quy mô chi nhánh chưa có riêng một phòng Quản lý tín dụng, phòng Marketing. Tại chi nhánh, bên cạnh HĐTD phòng kinh doanh còn phải tiến hành thêm một số hoạt động khác như: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động phát hành thẻ thanh toán, hoạt động marketing và chưa có sự tách biệt giữa chức năng và nhiệm vụ của bộ phận thẩm định và bộ phận xét duyệt cho vay. Điều này dẫn đến sự quá tải trong công tác quản lý tín dụng.

+ Thứ hai, HĐTD trung và dài hạn chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của nó. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do sự thận trọng của chi nhánh trong việc triển khai cho vay, phần khác là do khả năng đáp ứng các yêu cầu do Ngân hàng đưa ra của KH chưa cao.

+ Thứ ba, các chi phí và lãi suất áp dụng cho các khoản vay thuộc hầu hết các sản phẩm còn khá cao. Để được vay vốn đối với các sản phẩm “mua bất động sản” và “ô tô”, KH phải trả các khoản phí như: phí giao dịch tài sản đảm bảo, phí hợp đồng công chứng, phí định giá tài sản,... Điều này làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại các Ngân hàng khác.

thống là phương pháp tính lãi đơn. Theo phương pháp này, số tiền gốc và lãi mà KH phải trả sẽ giảm dần theo các kỳ, nghĩa là ngay trong tháng (kỳ) đầu tiên nhận được khoản tín dụng KH sẽ phải sử dụng tiền vào việc trả nợ cho ngân hàng, thêm vào đó, trong những năm đầu tiên phương án vay vốn đi và hoạt động hiệu quả của dự án chưa thực sự cao. Do vậy hiệu quả của công tác đầu tư vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của chi nhánh chưa cao, chưa tạo ra được những ưu thế nhất định để thu hút thêm các KH mới và duy trì được các KH quen.

+ Thứ tư, đối với hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, bên cạnh các nguyên nhân từ bên ngoài như: sự biến động trên thị trường tiêu thụ ô tô, sự hạn chế của các cơ quan nhà nước đối với công tác đăng kí xe... thì nguyên nhân quan trọng nữa cần phải nhắc tới là do những hạn chế trong việc thu hút vốn bằng ngoại tệ, từ đó phải tiếp nhận nguồn vốn này từ Techcombank Việt Nam, với lãi suất điều hòa vốn khá cao, giảm tính hiệu quả trong việc mở rộng hoạt động cho vay bằng ngoại.

+ Thứ năm, với công nghệ Ngân hàng, mặc dù Techcombank Đông Đô đã thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa ở hầu hết các bộ phận tuy nhiên do mới đưa vào triển khai các sản phẩm phần mềm quản lý hoạt động nên các ứng dụng của các sản phẩm này chưa được phát huy một cách đầy đủ, đồng bộ. Cho đến nay đã bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm gây khó khăn trong công tác quản lý HĐTD: các khoản nợ gốc, lãi trả trước thời hạn máy không tự thu được mà phòng kinh doanh phải làm giấy đề nghị thu gửi phòng kế toán để hạch toán.

Trong thời gian tới, nhất là khi các NHTM nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam sâu hơn nữa, nếu không có những đổi mới, cải tiến, phát triển trình độ công nghệ, các NHTM trong nước sẽ phải gành chịu những thiệt thòi rất lớn trong quá trình cạnh tranh và hoạt động.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thứ nhất, môi trường cạnh tranh lớn: Hoạt động trên địa bàn quận Đống Đa với hàng loạt các khu dân cư và văn phòng làm việc. Nhưng bên đó, Techcombank chi nhánh Đông Đô cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khá khốc liệt giữa các NHTM và định chế tài chính khác: mật độ ngân hàng hoạt động trên

điạ bàn là rất cao, chỉ trong vòng bán kính 500 mét đã có trên 10 điểm giao dịch của các ngân hàng. Đây đều là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh với những ưu thế hơn hẳn như khả năng huy động vốn với mức lãi suất huy động thấp hơn, sự giúp đỡ đắc lực của Trung tâm địa ốc (ACB), từ đó khả năng thu hút KH thông qua việc đáp ứng những nhu cầu vay vốn lớn hơn, khả năng cung cấp các thông tin liên quan tốt hơn. Do vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần phải có những chiến lược cụ thể cũng như lâu dài nhằm gia tăng sức cạnh tranh trong HĐTD cũng như các hoạt động khác của ngân hàng...

+ Thứ hai, từ phía KH:

• KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

• Trình độ và khả năng quản lý của KH còn yếu kém. • KH không có thiện chí trả nợ.

• KH cố tình cung cấp thông tin không chính xác.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank chi nhánh Đông Đô trong thời gian 2017-2019 với nguồn số liệu phong phú, cập nhật và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh những mặt đạt được luận văn còn chỉ rõ một số mặt hạn chế và nguyên nhân trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng của Techcombank chi nhánh Đông Đô. Chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Techcombank chi nhánh Đông Đô.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 88 - 94)