- Dựa trên các thiết chế của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải có những quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Hiện nay, tại hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam diễn ra tình trạng quy định mới ban hành ngay sau đó sẽ có công văn sửa đổi. Với việc thay đổi chính sách hoặc văn bản ban hành còn có nhiều thiếu sót thì việc các chi nhánh áp dụng phổ biến tới khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp trong đánh giá của khách hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần nhất quán trong chính sách tín dụng, các văn bản ban hành phải đảm bảo tính đầy đủ hợp lý để đảm bảo ít sửa đổi.
Đối với chương trình ưu đãi nhất là đối với khách hàng cá nhân, khách doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần đa dạng cơ sở để xác định tiêu chí làm căn cứ xem khách hàng có được hưởng chế độ lãi suất hay không. Cơ sở đó cần căn cứ vào quy mô, ngành nghề… từ đó xác định các tiêu chí về khả năng thanh toán, ROE, tốc độ tăng doanh thu, … phù hợp. Với phương pháp này ngân hàng có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
3.3.3.2. Mô hình cấp tín dụng ổn định
Từ năm 2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chuyển đổi sang mô hình cấp tín dụng tập trung tại trụ sở chính, nhằm phân tách hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Đông Đô và chức năng quản lý rủi ro hệ thống tại Hội sở. Việc thay đổi mô hình này sẽ giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và có sự đánh giá khách quan hơn về khách hàng và hiện tại các Ngân hàng thương mại cổ phần đang chuyển đổi sang mô hình tập trung hóa thẩm định và vận hành này. Tuy nhiên, mô hình này đã làm nhiều khách hàng cảm thấy phức tạp do việc thẩm định đưa ra các điều kiện phòng ngừa rủi ro chặt chẽ hơn. Để mô hình tiên tiến này được hiệu quả hơn, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần tin học hóa các hệ thống luân chuyển hồ sơ, theo dõi, giám sát, phê duyệt tự động,… sẽ có tính đồng bộ trong phê duyệt.
Với một quy trình thủ tục rườm rà sẽ làm tiến độ cấp tín dụng cho khách hàng lâu, đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung nhiều hồ sơ từ đó dẫn đến giảm sự hài lòng khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ. Do đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, với khách hàng doanh nghiệp ngân hàng có danh mục hồ sơ chung cho toàn bộ khách hàng doanh nghiệp trong khi các hồ sơ này chưa thực sự phù hợp với khách hàng có quy mô siêu nhỏ hoặc quy mô vừa và nhỏ. Do đó, ngân hàng cần lập danh mục hồ sơ tối thiểu đối với từng loại khách hàng theo quy mô.
3.3.3.4. Đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng
Hiện tại, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam mới chỉ có hỗ trợ các chi nhánh trong việc áp dụng các sản phẩm mới nhằm tăng doanh số cho các sản phẩm này. Việc chăm sóc khách hàng chủ yếu do chi nhánh tự chi và nó được đưa vào chi phí của chi nhánh. Để chính sách chăm sóc khách hàng tại chi nhánh hiệu quả cũng như tăng lợi nhuận cho chi nhánh để khuyển khích chi nhánh hoạt động, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nên xây dựng quỹ hỗ trợ các chi nhánh trong việc chăm sóc khách hàng.
3.3.3.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn bộ hệ thống để đảm bảo số lượng khách hàng nắm bắt được thông tin lớn. Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu từ Hội sở xuống các chi nhánh, phòng, điểm giao dịch theo mẫu thống nhất, tạo ra sự thống nhất về hình ảnh. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ cho chi nhánh cũng như thường xuyên tổ chức đào tạo, cho cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm. Có kế hoạch hỗ trợ cho chi nhánh trong việc phát triển nền khách hàng bền vững.
Kết luận chương 3
nhân ở ngân hàng thương mại, kết hợp với những thực trạng về hoạt động này tại ngân hàng Kỹ thương Việt nam Techcombank – Chi nhánh Đông đô, chương 3 đã đưa ra các hệ thống giải pháp dựa trên nguyên tắc đồng bộ hóa trên cơ sở định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Đông Đô. Những giải pháp này có thể giúp chi nhánh tiệm cận với những tiêu chuẩn quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, là những điều kiện, cơ sở tốt để thực thi các giải pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN
Khi hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại, sự cạnh tranh giữa giữa các ngân hàng sẽ ngày một gay gắt, đặc biệt khi tình trạng nợ xấu tăng cao. Việc nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở đã thay đổi mạnh mẽ diện mạo xã hội. Nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu cũng như sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ngày một tăng cao đã khiến cho thị trường cho vay khách hàng cá nhân ngày một có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong định hướng thúc đẩy nền kinh doanh tiền tệ. Hoạt động này không chỉ đóng góp trong việc đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng sử dụng, quay vòng vốn mà còn là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam nói chung, ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam – chi nhánh Đông đô nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế tồn đọng.
Qua luận văn này, những hệ thống lý thuyết được xây dựng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cũng như phân tích, đánh giá được thực trạng của ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam – chi nhánh Đông Đô. Bên cạnh những đề xuất được đưa ra, luận văn có những kiến nghị tới Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các Bộ ngành liên quan và Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân.
1. Cao Thị Ý Nhi (2007), Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Đinh Xuân Hạng (2012), Hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ nhằm
phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (2012), trang 5 – 9
3. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
4. Hà Minh Sơn (2013), Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà nội.
5. Hạ Thị Thiều Dao (2013), Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế vĩ mô Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 7, tháng 4/2013
6. Hạ Thị Thiều Dao, Quản trị công ty trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển
7. Joel Bessis (2011), Quản trị rủi ro ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội 8. Lê Thị Diệu Huyền (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản
lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Phương Đông, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số: 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2017, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
11. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2017 - 2019. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
12. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Đông Đô 2017 - 2019.
Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đông Đô
14. Ngô Bích Ngọc (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị chi phí tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nantes – CH Pháp.
15. Nguyễn Đắc Hưng (2012), Phân tích nguyên nhân để có giải pháp phù hợp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 405, tháng 2/2012
16. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà nội.
17. Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
19. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.
20. Phạm Thu Ngọc (2011), Nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội khu vực Hà Nội theo đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nantes – CH Pháp. 21. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Giao thông vận tải, Hà nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
24. Quyết định số 1058/QĐ- TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
25. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội.