Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank Đông Đô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 73 - 83)

- Phòng Dịch vụ khách hàng:

2.2.2. Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank Đông Đô

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu định lượng

Nhìn vào bảng số liệu 5 và biểu đồ 1 ta thấy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank Đông Đô chưa thực sự phát triển. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2017, doanh số cho vay khách hàng cá nhân đạt 116,45 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,45% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2018, con số này đạt 122,97 tỷ đồng, chỉ tăng khiêm tốn 6,52 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 6% so với năm 2017, tuy nhiên tỷ trọng lại cao nhất trong 3 năm gần đây, chiếm 8,54% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên sang đến năm 2019, khi tổng dư nợ giải ngân có sự bứt phá, đạt ngưỡng 2.058,63 tỷ thì doanh số cho vay KHCN lại chỉ chiếm 7,05% dư nợ, tương đương 145,21 tỷ. Sở dĩ có sự tụt giảm về tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong năm này là do chi nhánh đã thực hiện cho vay hầu hết khách hàng là các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy đầu tư, kích cầu nền kinh tế nên tăng trưởng của tổng doanh số cho vay nói chung cao hơn hẳn so với tăng trưởng của doanh số cho vay khách hàng cá nhân.

Như vậy, qua ba năm 2017, 2018 và 2019, tổng doanh số cho vay của chi nhánh nói chung đều biến động theo chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân năm 2019 có xu hướng giảm nhưng doanh số vẫn tăng đều qua các năm.

Bảng 2.6. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân

Nguồn: (12), (13)

Biểu đồ 2.1. Doanh số cho vay KHCN so với doanh số cho vay cả chi nhánh

Nguồn: (12), (13)

Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đang được chi nhánh quan tâm, chú trọng và nâng cao hơn cả về quy mô lẫn chất lượng, đồng thời luôn duy trì một chính sách cho vay hợp lý và hấp dẫn vì nếu có thể mở rộng và luôn đảm bảo tốt chất lượng của các khoản cho vay khách hàng cá nhân thì sẽ tạo ra cho chi nhánh một khoản thu nhập không nhỏ do lãi suất cho vay khách hàng cá nhân luôn ở mức khá cao.

Song song với việc cho vay thi công tác thu nợ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tất cả các ngân hàng. Các khoản nợ được thu hồi đúng hạn cả gốc

và lãi sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bổ sung nguồn lực tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Việc thu hồi nợ tốt cũng góp phần thể hiện chất lượng của các khoản vay mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng.

Biểu đồ 2.2. Doanh số thu nợ KHCN so với doanh số thu nợ cả chi nhánh

Nguồn: (12), (13)

Biểu đồ 2 phản ánh tình hình thu hồi nợ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank Đông Đô giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017, tổng doanh số thu nợ đạt 1.290 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 40,25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,12% trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, tổng doanh số thu nợ đạt 2.087 tỷ đồng, tăng gần 797 tỷ đồng, tương đương 62% so với năm 2017. Trong đó, doanh số thu nợ KHCN có tỷ trọng tăng đột biến, từ 40,25% năm 2017 lên tới 102,68 tỷ năm 2019, tương đương mức tăng 155%. Sỡ dĩ có sự tăng đột biến này là do các khách hàng vay mua nhà dự án Vingroup đến thời điểm hết hỗ trợ lãi suất đồng loạt tất toán khoản vay, chi nhánh thu được nợ từ khoản vay cùng phí trả nợ trước hạn của khách hàng. Đây là phân khúc khách hàng đặc thù cũng như là tệp khách hàng mục tiêu chính của Techcombank. Năm 2019, doanh số thu nợ của Techcombank Đông Đô quay về quỹ đạo thông thường, có sự giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng không đáng kể.

Tổng doanh số thu nợ giảm 10%, trong đó doanh số thu hồi nợ KHCN giảm 7%, còn 95,93 tỷ. Tuy vậy, đây vẫn là con số đáng mừng cho thấy kết quả kinh doanh phân khúc KHCN của chi nhánh vẫn đang tiếp tục khởi sắc.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhận theo thời gian và theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo kỳ hạn

Nguồn: (12), (13)

Biểu đồ trên cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng KHCN của Techcombank Đông Đô trong thời gian qua. Dư nợ tín dụng dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2017 dư nợ tín dụng dài hạn đạt 56,21 tỷ đồng, chiếm 48,27% tổng dư nợ. Năm 2019, tổng dư nợ KHCN tăng lên đến 145,21 tỷ đồng thì trong tỷ trọng của khoản vay dài hạn cũng là cao nhất, 88,84%. Năm 2018, tuy tổng dư nợ KH chi nhánh giảm xuống còn 122,97 tỷ đồng thì dư nợ tín dụng dài hạn vẫn đạt 102,56 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 83,40%. Điều đó cho thấy trong những năm qua Techcombank đã xây dựng các chính sách mới hỗ trợ các khoản vay trung và dài hạn, định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, đối tượng KH chủ đạo là KH cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mà theo đó các sản phẩm vay cho đối tượng KH này thường là các khoản vay có thời điểm từ 5 đến 25 năm. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu chính của ngân hàng năm 2017 là giảm tỷ lệ cho vay trung và ngắn hạn trong tổng dư nợ do điều kiện kinh tế không ổn định, trọng tâm cho vay trung và ngắn hạn là rủi ro.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo tài sản đảm bảo

Nguồn: (12), (13)

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo cho thấy khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong việc cho vay có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo. Hiện tại, Techcombank chỉ áp dụng cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng, các cán bộ công chức, viên chức và cán bộ nhân viên của các công ty sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản Techcombank. Do đó, dư nợ cho vay tín chấp tại chi nhánh hiện vẫn là con số khiêm tốn so với tổng dư nợ của khách hàng cá nhân. Thêm vào đó, việc Techcombank Đông Đô không khuyến khích cho vay tín chấp đã làm cho dư nợ tín chấp ngày càng có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, dư nợ có tài sản đảm bảo vẫn tăng trưởng rất tốt qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân.

Qua biểu đồ 2.4 ta có thể thấy được sự chênh lệch rất lớn giữa dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Điều này cho thấy Techcombank Đông Đô hết sức coi trọng việc cho vay phải có tài sản để bảo đảm cho món vay đó. Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm tăng từ 108,73 tỷ năm 2017 đến năm 2019 đã đạt 143,78 tỷ năm 2019, chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay khách hàng cá nhân (99% trong năm 2019). Trong khi đó, dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm (cho vay tín chấp) thì có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2017-2019, từ chỗ dư nợ là 7,72 tỷ đồng năm 2017, thì đến năm 2018, con số này đã sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 1,81 tỷ đồng. Năm 2019, dự nợ cho vay không có tài sản đảm vẫn tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm đã chậm lại, đạt 1,42 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.

Các sản phẩm cho vay của Techcombank rất phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng cá nhân, cũng như phù hợp với đặc điểm tình hình tài chính của các khách hàng.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo sản phẩm tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: (12), (13)

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Techcombank Đông Đô tập trung phần lớn vào sản phẩm cho vay mua BĐS do tài sản đảm bảo an toàn và có dư nợ lớn. Dư nợ cho vay đối với sản phẩm này có bước vọt mạnh từ 52,91 tỷ đồng năm 2017 lên 102,39 tỷ đồng năm 2018 (tương đương mức tăng 94%) và tiếp tục tăng trong năm 2019 (125,40 tỷ). Bên cạnh đó, tỷ trọng của sản phẩm vay mua BĐS luôn chiếm vị trí cao nhất trong các sản phẩm cho vay của Techcombank Đông Đô, năm 2018 – 83,26% và năm 2019 – 86,36%, lượng tăng tuy không nhiều nhưng vẫn là sản phẩm tiên phong của chi nhánh.

Sản phẩm cho vay mua ôtô cũng là một trong những sản phẩm tín dụng cá nhân chính của ngân hàng, tuy nhiên do sự cạnh tranh khốc liệt về ưu đãi lãi suất cũng như hoa hồng giới thiệu khoản vay của các ngân hàng đối thủ nên doanh số của sản phẩm này vẫn chưa có gì ấn tượng qua các năm gần đây. Dư nợ sản phẩm sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2017 – 2018, từ 10,43 tỷ xuống còn 6,54 tỷ (tương đương mức giảm 37%). Năm 2019, doanh số giải ngân vay mua ôtô của chi nhánh vẫn tiếp tục giảm (dư nợ 3,96 tỷ chiếm tỷ trọng 3% tổng dư nợ KHCN). Đây là hệ

quả của việc Ngân hàng bắt đầu thành tập các Trung tâm kinh doanh mang tính chuyên biệt, cạnh tranh trực tiếp với chi nhánh trong phân khúc khách hàng cá nhân vay mua ôtô trên địa bàn Hà Nội.

Trong 2 năm gần đây (năm 2018 và 2019), Techcombank Đông Đô đã dừng phát vay sản phẩm hạn mức tín dụng quay vòng do đây là sản phẩm đặc thù cung cấp cho phân khúc khách hàng ký hợp đồng trả lương qua chi nhánh. Năm 2018 và năm 2019, Techcombank Đông Đô không phát sinh hợp đồng trả lương với quy mô lớn nào nên chuyên viên cũng không có cơ hội để chào bán sản phẩm này.

Bên cạnh sản phẩm hạn mức tín dụng quay vòng, có 1 sản phẩm nữa cũng không có doanh số trong 2 năm gần đây, năm 2018 và 2019, đó là sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh trong nước. Nguyên nhân chính là do chi nhánh khó xác thực và giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đây cũng không phải sản phẩm mục tiêu của Techcombank vì từ năm 2018 ngân hàng đã bỏ chính sách lương kinh doanh cũng như không tính điểm chỉ tiêu cho chi nhánh khi phát vay sản phẩm này.

Dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá (chủ yếu là sổ tiết kiệm do Techcombank phát hành) cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Trong 3 năm liên tiếp, tỷ trong sản phẩm này đều đứng cao thứ 2, chỉ sau sản phẩm Cho vay mua BĐS. Năm 2017 dư nợ sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá còn chiếm tới 37,54% tổng dư nợ KHCN, chỉ kém sản phẩm đứng đầu 8% tương đương 9,19 tỷ. Đây là sản phẩm có tính an toàn rất cao và rủi ro tín dụng thấp nhất, vừa có tác dụng tránh nguy cơ mất an toàn vốn khi khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn, vừa có tác dụng duy trì số dư huy động cho chi nhánh, tránh các khoản lỗ khi giao dịch nội bộ ngân hàng.

Việc đa dạng hóa sản phẩm như trên không những giúp Techcombank Đông Đô thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, mà còn có ý nghĩa trong việc phân tán rủi ro, không tập trung nguồn vốn vào một sản phẩm, lĩnh vực nhất định mà phải có sự phân bổ hợp lý và an toàn. Nhờ đó, chất lượng tín dụng tại Techcombank Đông Đô ngày càng có chiều hướng tốt hơn.

Bảng 2.9. Hệ số thu nợ khách hàng cá nhân

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: (12), (13)

Năm 2017, hệ số thu nợ khách hàng cá nhân của Techcombank Đông Đô chỉ đạt 0,35 do đây là năm đầu tiên giải ngân dự án Vinhomes Thăng Long, sản phẩm mục tiêu trong năm 2017 của chi nhánh. Đặc thù sản phẩm này là khách hàng được ân hạn gốc trong 1 năm đầu, dẫn đến năm đầu tiên phát vay chi nhánh chưa thu được nợ gốc từ khách hàng vay. Năm 2018, hệ số thu nợ KHCN có sự tăng mạnh từ 0,35 lên 0,84, Đây là hệ số thu nợ ở mức khá cao, thể hiện sự cố gắng trong việc đảm bảo chất lượng các khoản cho vay khách hàng cá nhận của chi nhánh. Đến năm 2019, nhờ thực hiện các chính sách cho vay hợp lý và hấp dẫn, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng phát triển, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục đà đi lên. Tuy nhiên, doanh số thu nợ của chi nhánh lại bị sụt giảm, điều này kéo hệ số thu nợ giảm theo, còn 0,66 trong năm 2019. Con số này thể hiện công tác sử dụng vốn của chi nhánh năm 2019 chưa được hiệu quả, cần cải thiện ngay vì đây là yếu tố then chốt quyết định kết quả kinh doanh của chi nhánh. Vậy nên, ngoài mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, Techcombank Đông Đô còn cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ một cách chặt chẽ và liên tục để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Qua bảng 9 ta thấy, nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay KHCN của chi nhánh không có biến động quá nhiều qua từng năm. Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân là 3,14% và nợ xấu là 1,79% trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Sang năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,25%, có sự tăng nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại giảm xuống còn 1,29%, và tỷ lệ này còn tiếp tục

giảm đến năm 2019 chỉ còn 0,97%. Điều đấy chứng tỏ việc chi nhánh thực hiện thắt chặt chính sách thu hồi nợ từ năm 2018 đã bước đầu có hiệu hiệu quả.

Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank Đông Đô giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: (12), (13)

Tuy nhiên, một chỉ tiêu nữa cũng cần xem xét đến, đó là nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trên nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân. Nhìn vào bảng 9 ta thấy, tỷ lệ này chiếm khá cao và có sự gia tăng qua các năm dù tỷ lệ tăng không nhiều. Nợ xấu đều chiếm trên 50% nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân ở cả ba năm, chứng tỏ chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự chuyển biến tốt, đòi hỏi chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác thẩm định, công tác thu hồi nợ và kiểm soát vốn vay của khách hàng cá nhân một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 73 - 83)