- Phòng Dịch vụ khách hàng:
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Đông Đô giai đoạn 2017 –
giai đoạn 2017 – 2019
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của Techcombank Đông Đô so với toàn hệ thống Techcombank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: (11), (12)
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Đông Đô từ 2017 đến 2019 theo nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: (11), (12)
Sau những khó khăn chung ban đầu của cả hệ thống và khó khăn riêng của một chi nhánh được coi là rất non trẻ này, được sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo chi nhánh, cùng với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều được hoàn thành vượt mức. KH tìm đến ngân hàng ngày càng tăng: cả các tổ chức cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài. Thêm vào đó các sản phẩm mới như “tiết kiệm trường lộc” và “tiết kiệm phát lộc” đã nhanh
chóng được áp dụng đã góp phần không nhỏ trong công tác huy động vốn đặc biệt trong năm 2019.
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Đông Đô từ 2017 đến 2019 theo nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: (12), (13)
Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu tập trung vào những tài sản có rủi ro thấp, một trong những yếu tố giúp Techcombank luôn dẫn đầu về hiệu suất sinh lời của tài sản là chiến lược tập trung vào nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhằm giảm chi phí huy động. Tiếp nối thành công của chương trình “Zero Free – Miễn phí dịch vụ” và chương trình “Hoàn tiền 1% không giới hạn” nhằm mục tiêu góp phần thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân Việt Nam.
Năm 2019, Techcombank Đông Đô ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về số lượng khách hàng mới, tăng trưởng gần 20% ở cả phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Nhận biết được nhu cầu tham gia nền tảng kỹ thuật số ngày càng tăng cao của khách hàng, Ngân hàng đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của các kênh giao dịch điện tử, kết quả mang lại sự tăng trưởng đột biến (40%) về số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA), nâng tỷ trọng CASA trên tổng huy động của chi nhánh từ 28,7% lên 34,5% trong năm 2019. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi không kỳ hạn là nhân tố chính giúp giảm chi phí huy động, góp phần đáng kể thúc đẩy cải thiện biên thu nhập lãi thuần của chi hánh.
nói riêng sẽ tiếp tục thực thi kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin để tự động và số hóa hành trình trải nghiệm khách hàng, tiếp tục nâng cao tiện chs cho khách hàng, qua đó hướng tới sự phát triển bền vững của tiền gửi không kỳ hạn.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong những năm vừa qua, Techcombank chi nhánh Đông Đô không những phát triển hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Nếu như trong những ngày đầu mới thành lập chi nhánh, mô hình cho vay tập trung đến đối tượng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thì hiện nay chi nhánh đã tập trung hướng tới cả đối tượng KH cá nhân.
Bảng 2.4. Cơ cấu KH có quan hệ vay vốn tại Techcombank chi nhánh Đông Đô
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: (12), (13)
Theo bảng đánh giá ở trên, cho vay KHCN chỉ chiếm 7,45% trong năm 2017 và 7,05% trong 2019, tỷ trọng giảm. Năm 2018 tỷ trọng cho vay KHCN có sự tăng nhẹ lên 8,54% nhưng sau đó lại giảm ngay, do tổ chức có sự thay đổi về mục đích kinh doanh, tập trung chuyên môn hóa theo sản phẩm. Do đó chi nhánh được tạo điều kiện để phục vụ cho các KH doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng số lượng KH doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng tăng dần qua các năm. Tuy mức độ tăng không quá lớn nhưng nó cũng phản ánh bước phát triển của chi nhánh trong việc tiếp cận đối tượng KH doanh nghiệp này. Số liệu trên cũng cho thấy KH mục tiêu mà Techcombank Đông Đô hướng tới và hiện đang được lãnh đạo ngân hàng quan tâm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình. Đây
là doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh được định nghĩa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có quy mô đầu tư không qua 10 tỷ đồng và số lao động không qua 300 người. Riêng đối với hộ gia đình là tác nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội trên cả hai phương diện: tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tác nhân tiêu dùng. Đứng trên góc độ là đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được coi là các hộ kinh doanh cá thể:” là một thực thể kinh doanh do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Theo quy định của luật các TCTD và các văn bản pháp quy cho cổ phần và NHNN ban hành thì các doanh nghiệp cá nhân không phân biệt quy mô, thành phần, thỏa mãn một trong hai điều kiện là có tư các pháp nhân và đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng để huy động thêm vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đối với từng loại kỳ hạn khác nhau của khoản vay mà khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, cá nhân là khác nhau. Đối với doanh nghiệp lớn, có uy tín thuộc sở hữu nhà nước, thậm chí là làm ăn ít hiệu quả thì việc tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng lớn và thời hạn dài là điều kiện dễ dàng hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể. Song đối với chi nhánh Techcombank Đông Đô thì những KH doanh nghiệp vừa và nhỏ lại được xác định là KH mục tiêu.
Tuy nhiên, theo định hướng tập trung hóa – chuyên môn hóa của Ngân hàng, từ năm 2020 phòng KHDN của các chi nhánh trong cùng địa bàn sẽ được tập hợp lại, thành lập trung tâm KHDN thuộc quản lý của Khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tách biệt hoàn toàn với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều đó có nghĩa để có thể duy trì tăng trưởng dư nợ, Techcombank Đông Đô cần tập trung nhiều hơn vào mảng tín dụng KHCN và xác định cho vay KHCN sẽ là hoạt động trọng tâm của chi nhánh trong thời gian tới.
Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động cho vay theo cơ cấu khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: (12), (13)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng thu nhập từ hoạt động cho vay của Techcombank Đông Đô có sự lên xuống thất thường trong khoảng thời gian từ năm 2017 – 2019. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng lại tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN mới đạt 9,32 tỷ thì sang năm 2018, con số này đã tăng đến hơn 20%, đạt 11,20 tỷ và tiếp tục tăng trong năm 2019, 12,32 tỷ, chiếm tỷ trọng 20,7% tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh.
Mặc dù thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN tăng đều qua các năm, song chênh lệch tỷ trọng so với mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên qua bảng trên, ta có thể thấy được rằng lợi nhuận trên dư nợ của hoạt động cho vay KHCN cao hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, doanh số phát vay cho khách hàng doanh nghiệp chiếm 92,55% tổng doanh số cho vay của chi nhánh, tuy nhiên thu nhập từ phân khúc khách hàng này lại chỉ chiếm 83,11%. Năm 2018, doanh số phát vay KHDN tiếp tục chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay nhưng thu nhập của mảng này lại chỉ chiếm trọng số 77,37% tổng thu nhập từ hoạt động cho vay. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh rất phát triển, tuy nhiên hiệu quả trên vốn phát vay ra chưa cao và tương xứng với doanh số phát vay. Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh tuy chưa có kết quả ấn tượng
trong những năm gần đây (2017 – 2019) nhưng thu nhập từ việc cho vay KHCN vẫn duy trì tăng đều qua các năm, năm 2019 đạt tới tỷ trọng hơn 20% tổng thu nhập từ hoạt động cho vay. Nguyên nhân là bởi, dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân phần lớn là dư nợ tín dụng dài hạn, đây là kỳ hạn có lãi suất cho vay cao hơn so với lãi suất của các kỳ hạn trung và ngắn hạn. Trong khi dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lại chủ yếu là cho vay kỳ ngắn hạn, thêm vào đó, các sản phẩm tín dụng của khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều chương trình ưu đãi và cơ chế trình giảm lãi suất (được phê duyệt riêng dựa theo quy mô và mức độ gắn bó của doanh nghiệp với Techcombank) nên lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn.